Nhóm nghiên cứu của PBOC đã phải làm việc miệt mài từ năm ngoái để phát triển các hệ thống. Tiền mã hóa sẽ “sớm được phát hành”, theo chia sẻ của Mu Changchun, phó giám đốc cơ quan thanh toán của PBOC tại Diễn đàn Tài chính 40 của Trung Quốc vào cuối tuần trước tại Giang Tây, tỉnh Hắc Long Giang. Ông không tiết lộ thời gian cụ thể.
Mục đích mà PBOC muốn phát hành tiền mã hóa là để thay thế M0 (tiền tệ cơ sở), hoặc lượng tiền mặt đang lưu thông thay vì M2, hình thức có thể tạo nên tín dụng và ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Tiền mã hóa cũng sẽ giúp thúc đẩy việc lưu thông của đồng nhân dân tệ và bắt nhịp quá trình toàn cầu hóa, ông nói.
“Libra phải được xem như một loại tiền ngoại tệ và đặt dưới khuôn khổ quản lý ngoại hối của Trung Quốc”, Sun Tianqi, đại diện Cục Quản lý Ngoại hối của Trung Quốc cho biết tại diễn đàn.
Không giống với hình thức của các dịch vụ xây dựng dựa trên chuỗi khối phi tập trung (decentralized blockchain - based offerings), đồng tiền của PBOC sẽ nhắm tới việc cho phép chính quyền Bắc Kinh có nhiều quyền kiểm soát hơn với hệ thống tài chính của họ.
Theo thông tin từ hồ sơ đăng kí các bản quyền tại ngân hàng trung ương, khách hàng và doanh nghiệp sẽ có thể tải ví điện tử trên điện thoại và trao đổi đồng nhân dân tệ của họ để dùng tiền điện tử thực hiện thanh toán. Quan trọng hơn nữa là PBOC cũng có thể theo dõi bất kì lúc nào khi đồng tiền sang tay.
Ngân hàng trung ương của Trung Quốc sẽ “tiến hành nghiên cứu luật cho việc đấu giá kĩ thuật số” và giám sát những xu hướng phát triển của tiền tệ ảo của quốc tế và cả trong nước, PBOC tuyên bố trong kế hoạch của nửa cuối năm 2019, công bố hồi đầu tháng Tám vừa qua.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, công bố về đồng Libra của Facebook đã khiến chính phủ, nhà làm luật và các ngân hàng trung ương của các nước phải sốt sắng với các kế hoạch để thúc đẩy các hình thức tài sản số”, theo Dave Chapman, giám đốc điều hành tại Tập đoàn BC Technology. Các tổ chức này sẽ phải chú tâm đến một khả năng cao, các loại tiền tệ không do chính phủ phát hành, sẽ có khả năng tạo ra sự thay đổi “cực lớn” trong cách vận hành của ngành tài chính và thanh toán, Chapman nói.