Lý luận biến đổi lãnh đạo chủ yếu có năm quan điểm dưới đây:
1. Sức hấp dẫn của người lãnh đạo
Lãnh đạo doanh nghiệp có cá tính rõ ràng, có cái nhìn xa rộng, tinh tường sẽ có thể đem lại cho cấp dưới sự tin tưởng và cảm giác tự hào, từ đó nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng của cấp dưới.
Lý luận lãnh đạo truyền thống cũng đề cập tới sức hấp dẫn của người lãnh đạo, nhưng lại nhấn mạnh tới sự thích ứng và chấp nhận một chiều và bị động của người được lãnh đạo đối với người lãnh đạo. Trong khi đó, lý luận biến đổi lãnh đạo lại nhấn mạnh đến việc bồi dưỡng và kích thích năng lực của cấp dưới để họ có thể đảm nhận được những công việc có tính thách thức cao, có thể thích ứng với sự biến đổi và thúc đẩy cho sự biến đổi phát triển.
2. Sức kêu gọi của người lãnh đạo
Người lãnh đạo phải đưa ra kỳ vọng cao đối với cấp dưới, sử dụng mọi phương thức để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cố gắng. Ngoài ra, người lãnh đạo còn phải biết quan tâm tới việc sử dụng phương thức đơn giản, rõ ràng để biểu đạt những ý đồ lãnh đạo quan trọng.
3. Sự quan tâm của người lãnh đạo tới mọi cá nhân
Người lãnh đạo phải quan tâm tới từng nhân viên, chú trọng tới hoàn cảnh khác nhau của từng người để có được sự hướng dẫn, chỉ đạo và đưa ra ý kiến đối với họ. Nghệ thuật lãnh đạo là một nghệ thuật cá tính hóa, đồng thời cũng chú trọng đến từng hoàn cảnh khác nhau của từng nhân viên cấp dưới.
4. Sự động viên, khích lệ về tâm, trí của người lãnh đạo
Người lãnh đạo không chỉ có sự kích thích về mặt trí lực đối với cấp dưới mà còn có sự kích thích đối với họ về mặt tâm lý và tình cảm. Người lãnh đạo phải biết vận dụng phương thức quan hệ, thuyết phục và động viên, khích lệ bằng những tấm gương để nâng cao giới hạn về năng lực và tinh thần của nhân viên cấp dưới.
5. Phạm vi sử dụng thích hợp của lý luận biến đổi lãnh đạo
Trong thời kỳ doanh nghiệp đang có sự biến đổi thì lý luận biến đổi lãnh đạo là phù hợp. Lúc này, người lãnh đạo phải biết vui vẻ với việc ủy quyền, biết phục vụ, biết tổng hợp các quan niệm về giá trị để hình thành nên môi trường chung theo ý muốn của doanh nghiệp, đồng thời động viên, khích lệ nhân viên doanh nghiệp cùng dốc sức hình thành nên môi trường chung theo ý muốn trong sự biến đổi của doanh nghiệp.
Nhưng khi doanh nghiệp ở vào thời kỳ tương đối ổn định, không có sự biến đổi thì lý luận và nghệ thuật biến đổi lãnh đạo sẽ là không phù hợp.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, nghệ thuật lãnh đạo cũng không phải là sức mạnh vạn năng trong mọi thời điểm mà trong rất nhiều trường hợp, nó phải được phối hợp sử dụng với lý luận quản lý và phương pháp quản lý mới có được hiệu quả. “Phải là một nhà quản lý biết lãnh đạo”.