Luật sư Nguyễn Đăng Tư và những trăn trở về nghề giữa bối cảnh Covid-19

Jinlu

17/09/2021 10:40

Cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến làm đảo lộn đời sống, đe dọa sức khỏe, tính mạng của cả nhân loại. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19.

Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dưới tác động của dịch bệnh, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021 tiếp tục có sự gia tăng, với 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 40.251 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021. Những con số thống kê trên đã phản ánh phần nào hoạt động của các công ty, văn phòng luật; đặc biệt là các đơn vị tập trung nhiều vào mảng tư vấn đầu tư, doanh nghiệp.

 Luật sư Nguyễn Đăng Tư hiện là Luật sư tại Công ty Luật Tri Law.
Luật sư Nguyễn Đăng Tư hiện là Luật sư tại Công ty Luật Tri Law.

Ông Nguyễn Đăng Tư, Luật sư tại Công ty Luật TriLaw TP.HCM, đồng thời cũng là thành viên của Đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ:

“Hiện nay, đa phần các văn phòng, công ty luật thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý đều hỗ trợ doanh nghiệp đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục đầu tư, xử lý các giấy tờ liên quan. Sự biến đổi đột ngột vừa nêu trên là một phần nguyên nhân khiến văn phòng, công ty luật bị hạn chế hơn về nguồn doanh thu, lượng công việc cũng thưa thớt hơn trước.”

 Luật sư Nguyễn Đăng Tư là một trong những gương mặt Luật sư trẻ tiêu biểu của ngành Luật TP.HCM.
Luật sư Nguyễn Đăng Tư là một trong những gương mặt Luật sư trẻ tiêu biểu của ngành Luật TP.HCM.

 

Nói là nói thế, vậy nhưng, sự biến động của nền kinh tế dẫu sao cũng không phải và không nên là nguyên nhân khiến công việc bị ngưng trệ. Hơn nữa, xét về dài hạn, khối lượng công việc của ngành luật chắc chắn sẽ gia tăng, đặc biệt trên khía cạnh tranh tụng dân sự và thương mại. Khi sự lan rộng của dịch bệnh ở quy mô toàn cầu, hàng loạt các doanh nghiệp “đóng băng” khiến các bên không hoặc khó có thể thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây là yếu tố gây phát sinh tranh chấp, đó là thời điểm sẽ cần sự hỗ trợ của luật sư. Và để đối phó với sự thay đổi, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng “kịch bản” cho tương lai, bản thân Luật sư Tư cùng các cộng sự của mình cũng nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi với tình hình mới nhằm duy trì công việc và vẫn đáp ứng hỗ trợ tốt nhất đến doanh nghiệp, khách hàng.

 Luật sư Nguyễn Đăng Tư cho rằng ngành Luật sẽ gia tăng khối lượng công việc về dài hạn, sau khi Đại dịch Covid qua đi.
Luật sư Nguyễn Đăng Tư cho rằng ngành Luật sẽ gia tăng khối lượng công việc về dài hạn, sau khi Đại dịch Covid qua đi.

“Điều chỉnh phương thức làm việc của ngành Luật nói riêng và toàn xã hội nói chung là không thể tránh khỏi. Có người hiểu nhầm “sống chậm lại” là cho phép bản thân được nghỉ ngơi, sáng thưởng trà, trưa đàm đạo, và tối thì lướt internet. Suy nghĩ này là không đúng, chúng ta vẫn cần làm việc, chỉ khác về địa điểm làm việc” - Luật sư Nguyễn Đăng Tư cho biết.

Cũng theo chia sẻ của Luật sư Tư, đối với bản thân ông, khái niệm “work from home” (làm việc ở nhà) đã dần trở thành thói quen và đạt được sự hiệu quả nhất định. Mặc dù việc gặp gỡ khách hàng, đối tác cũng có chút khó khăn do quy định giãn cách xã hội, thế nhưng, hiện đang có rất nhiều công cụ số hỗ trợ việc giao tiếp bất chấp không gian và địa điểm như Zooms, Microsoft Teams, Google Meets… Đây được xem như “cơ hội” trong giai đoạn khó khăn, thách thức.

 Luật sư Nguyễn Đăng Tư: “Sống chậm lại” không có nghĩa là đứng yên một chỗ và nghỉ ngơi.
Luật sư Nguyễn Đăng Tư: “Sống chậm lại” không có nghĩa là đứng yên một chỗ và nghỉ ngơi.

Để có thể “sống chung với lũ”, chúng ta phải biết thích nghi để tồn tại. Thích nghi trong việc trực tiếp phòng chống dịch và cả “thích nghi gián tiếp” nhằm đảm bảo điều kiện sống. Giống như triết gia Charles Darwin đã từng đúc kết: “Sinh vật sống sót trên quả đất này không phải sinh vật khỏe nhất hay thông minh nhất mà là sinh vật ứng phó với biến đổi giỏi nhất”.

Jinlu