Danh tính “khủng” 4 nhà đầu tư rót 2,3 tỷ USD vào dự án điện khí ở Quảng Trị

Thuận Hiếu

24/11/2021 15:58

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị vừa chốt khởi công dự án điện khí 2,3 tỷ USD vào tháng 12 năm nay. Như vậy, khả năng dự án năng lượngtrọng điểm tỷ đô này của Quảng Trị ngày càng trở thành sự thật không còn xa. Cùng xem 4 ông lớn tham gia vào dự án này là ai?

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị vừa buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T cùng các đối tác chủ đầu tư và các ngành chức năng liên quan về việc khởi động dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn I hoạt động theo mô hình chuỗi khép kín, quy mô dự án lớn, gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau nên tiến độ hoàn thành các công việc đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng dự án sẽ mất ít nhất khoảng 24 tháng.

Ngoài ra, một số công việc như lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm duyệt về phương án phòng cháy chữa cháy cho thiết kế cơ sở phải xin ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan cũng cần tiến hành theo trình tự và thời gian dài.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, đề nghị nhà đầu tư cùng với tỉnh khắc phục những khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện, quy định của pháp luật.

dien-khi-quang-tri-1637738038.jpgPhối cảnh dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cũng giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh làm cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ những vướng mắc, đốc thúc tiến độ thực hiện các phần việc liên quan và hỗ trợ tối đa nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công dự án trong tháng 12/2021.

Trước đó, vào đầu tháng 10/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn I (1.500 MW). Chủ đầu tư của dự án gồm: Tổ hợp nhà đầu tư là Công ty Cổ phần tập đoàn T&T - Tổng công ty năng lượng Hanwha (HEC) - Tổng công ty khí Hàn Quốc (KOGAS) - Tổng công ty điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO). Tổng vốn đầu tư giai đoạn I của dự án lên tới gần 54.000 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD).

Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, T&T Group sẽ góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp HANWHA, KOSPO, KOGAS sẽ đóng góp 60% vào dự án năng lượng trọng điểm này.

Vậy 4 ông lớn tham gia vào dự án này là ai?

danh-tinh-khung-4-nha-dau-tu-rot-23-ty-usd-vao-du-an-dien-khi-o-quang-tri-1637743996.png
Lô gô của 4 doanh nghiệp tham gia Dự án khủng ở Quảng Trị

Hanwha là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành lớn nhất tại Hàn Quốc. Được thành lập vào năm 1952 với tên gọi ban đầu là Korea Explosives Inc, khởi đầu từ việc sản xuất vật liệu nổ, Hanwha sau đó nhanh chóng phát triển và trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề đồng thời liên tục đa dạng hóa nguồn vốn trải dài trong nhiều lĩnh vực, mở rộng sang bán lẻ và các dịch vụ tài chính. Giám đốc điều hành hiện tại của tập đoàn là ông Kim Seung-youn.

Tập đoàn Hanwha  nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện tại, Hanwha đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1 tỷ đô la với nhiều dự án có số vốn lên tới hàng trăm triệu đô.

Tập đoàn Hanwha là tổ chức phi tài tài chính phi ngân hàng lớn thứ 2 tại Hàn Quốc với tổng tài sản là 117 tỷ USD. Hanwha kinh doanh trên các lĩnh vực chính như hóa dầu, hàng không vũ trụ, vũ khí quốc phòng, xây dựng, tài chính, du lịch và giải trí và năng lượng tái tạo. Hanwha bao gồm 58 công ty con tại Hàn Quốc và hơn 170 công ty ở các quốc gia như: Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản…

Tập đoàn Hanwha  nằm trong Top 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới. Hiện tại, Hanwha đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1 tỷ đô la với nhiều dự án có số vốn lên tới hàng trăm triệu đô.

106542-53182-211-1637738799.jpg

Công ty Năng lượng Hanwha  

Công ty Năng lượng Hanwha  được thành lập vào năm 2007, là một công ty về giải pháp năng lượng toàn diện thuộc Tập đoàn Hanwha. Công ty Năng lượng Hanwha - Hanwha Energy vận hành các nhà máy đồng phát (còn gọi là điện nhiệt kết hợp), cung cấp nguồn điện chất lượng cao và hơi áp suất cực đại cho những công ty thuộc các khu công nghiệp quốc gia tại Hàn Quốc. Ngoài ra, Hanwha Energy đang đa dạng hóa kinh doanh năng lượng của mình khi thúc đẩy sản xuất năng lượng mặt trời ở nước ngoài, kinh doanh O&M, kinh doanh giải pháp hệ thống, năng lượng thông minh…

Tại Việt Nam, Hanwha Energy đã tham gia phát triển, thi công lắp đặt Nhà máy điện mặt trời KN Cam Lâm và Cam Lâm Việt Nam vừa được khánh thành vào ngày 25/6/2019. Hiện Hanwha Energy đang sử dụng công nghệ tiên tiến, cam kết tuân thủ các yêu cầu về hiệu quả năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

KOSPO được thành lập tháng 2/2001, sau khi tách ra từ Công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) và hiện là một trong những công ty hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực nhiệt điện, điện gió. KOSPO sở hữu các nhà máy điện (đang vận hành) với tổng công suất là 9.212 MW, chiếm 11.6% tổng công suất các nhà máy điện của Hàn Quốc.

Tập đoàn KOGAS (được thành lập năm 1983 bởi chính phủ Hàn Quốc) đã chủ động phát triển các công nghệ mới, mở rộng phạm vi kinh doanh, tham gia nhiều dự án nước ngoài và nhận được mức xếp hạng tín nhiệm A1 và A, mức xếp hạng cao nhất của một công ty Hàn Quốc chứng nhận bởi Moody’s và S&P.

Tại Việt Nam, tập đoàn KOGAS đã hợp tác cùng với Đại học Dầu khí trong lĩnh vực làm sạch, kiểm tra đường ống (Pigging) và các dịch vụ kiểm tra khuyết tật hình học đường ống (Geometry Inspection); dịch vụ kiểm tra độ mất mát vật liệu đường ống (Metal Loss Inspection); công nghệ Digital Mapping (Digital Mapping Technology); hệ thống mô phỏng đường ống (KOGAS Pipeline Simulation Facility).

20191219145546399945-1637738038.jpgTập đoàn KOGAS

Tập đoàn KOGAS hiện đang là nhà nhập khẩu LNG độc lập lớn nhất thế giới, trong năm 2017 Tập đoàn này đã nhập khẩu 31 triệu tấn LNG phục vụ cho nhu cầu phát điện và công nghiệp/dân dụng tại quốc gia Bắc Á này. Đồng thời, KOGAS còn đứng đầu thế giới về việc nghiên cứu xây dựng các bồn chứa LNG và đang giữ kỷ lục về việc xây dựng bồn chứa LNG có dung tích chứa lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, KOGAS đã vươn ra ngoài lãnh thổ Hàn Quốc và tham gia vào các dự án E&P, nhà máy sản xuất LNG và khâu hạ nguồn phân phối khí tại một số nước trên thế giới, cụ thế như Mozambique, Mexico,…

Trong khi đó, Tập đoàn T&T và doanh nhân Đỗ Quang Hiển là cái tên nổi tiếng trong giới kinh doanh Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ một công ty thương mại được thành lập năm 1993, sau gần 30 năm, T&T và ông Đỗ Quang Hiển đã trở thành một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu với cơ ngơi đồ sộ trải dài trên rất nhiều lĩnh vực kinh doanh bao gồm: Tài chính & Đầu tư; Bất động sản; Công thương; Nông nghiệp, Lâm nghiệp & Thủy sản; Hạ tầng giao thông, cảng biển & logistic; Năng lượng và Môi trường; Y tế, Giáo dục và Thể thao.

anh-2-2-8200-1637738616.jpegÔng Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group

T&T Group hiện sở hữu vốn điều lệ đạt 15.000 tỷ đồng và mở rộng quy mô hơn 60 công ty thành viên với trên 80.000 cán bộ nhân viên làm việc cả trong nước và nước ngoài. Trong đó được biết đến nhiều nhất là Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội. Đặc biệt, T&T Group còn là cổ đông chiến lược của một số tên tuổi như Ngân hàng SHB; Cảng Quảng Ninh; Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương,…

Riêng ở lĩnh vực năng lượng tái tạo, năm 2020 T&T đã đưa 4 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất 245 MW, bao gồm: dự án Phước Ninh (45 MW), dự án Thiên Tân 1.2 (100 MW), dự án Thiên Tân 1.3 (50 MW) và dự án Hồng Liêm 3 (50 MW).

Trong những năm qua, Tập đoàn T&T đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều dự án điện khí lớn như Cái Mép Hạ (Bà Rịa – Vũng Tàu) tổng mức đầu tư 6 tỷ USD. T&T cũng đề xuất với tỉnh Bình Thuận để đầu tư Trung tâm điện khí LNG Sơn Mỹ 3&4 tổng công suất 3 GW (1,5 GW cho mỗi giai đoạn).

Còn tại Hà Tĩnh, T&T muốn bắt tay cùng PV Power phát triển dự án LNG quy mô 3,5 tỷ USD tại khu kinh tế Vũng Áng…

Với lĩnh vực bất động sản, Tập đoàn T&T Group đang phát triển hàng trăm dự án trên khắp cả nước, trong đó nhiều dự án có quy mô hàng trăm, hàng ngàn héc ta; đa dạng về các loại hình: từ chung cư, nhà ở thương mại, khu đô thị, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại, tới bất động sản công nghiệp và bất động sản nông nghiệp.

Mới đây, Tập đoàn T&T Group của bầu Hiển đã chính thức khởi công dự án Khu du lịch sinh thái biển Tân Dân (ở P.Tân Dân, TX.Nghi Sơn, Thanh Hóa), với tổng mức đầu tư hơn 3.660 tỉ đồng. 

Trong khi đó, Ngân hàng SHB hiện đứng trong Top 5 ngân hàng Thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Tính đến 31/3, SHB có tổng tài sản đạt hơn 418.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện nay đạt hơn 19.260 tỷ đồng. Vốn tự có đạt 38.959 tỷ đồng.

Về phương diện cá nhân, ông Đỗ Quang Hiển đang nắm giữ một loạt vị trí quan trọng ở các doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội; Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội; Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn T&T; Chủ tịch HĐQT TCty Bảo hiểm SHB – Vinacomin; Chủ tịch HĐQT CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội.

Vị doanh nhân họ Đỗ cũng đang sở hữu khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ đồng thông qua hơn 36 triệu cổ phiếu ngân hàng SHB và hơn 500 nghìn cổ phiếu SHS của CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội. Ông chủ Tập đoàn T&T đang đứng vị trí thứ 90 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt vo71ikho61i tài sản 1777 tỷ đồng (tính đến ngày 24/11/2021).

Thuận Hiếu