Đại dịch Covid-19: Xử lý như thế nào để đạt tình hợp lý trong vấn đề thuê nhà?

Luật sư Đinh Xuân Hồng

11/08/2021 09:36

Đại dịch Covid – 19 ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh, đối với việc thuê nhà, thuê mặt bằng, thuê văn phòng. Xử lý như thế nào để đạt tình hợp lý trong vấn đề thuê nhà là vấn đề các chủ thể cần quan tâm.

hop-dong-thue-nha-1628505531.jpg
Ảnh minh họa

Đa số người dân khi cho thuê hoặc đi thuê thì Hợp đồng thuê nhà thường cái quan tâm của họ là giá thuê nhà, tiền đặt cọc, các điều kiện xử lý tiền đặt cọc, các trường hợp vi phạm chấm dứt hợp đồng,…

Trong rất nhiều trường hợp thì tranh chấp hợp đồng thuê nhà bình thường là vấn đề tiền cọc, hoàn cọc sau khi chấm dứt việc thuê, thường phía chấm dứt là người đi thuê.

Hợp đồng thuê thường rất ít đề cập đến tình trạng “Bất khả kháng” hoặc “Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” mà đa số/hầu hết sẽ ghi là “cùng nhau thương lượng giải quyết”.

Trên phương diện Luật đề cập chỉ đúng và sai trong thỏa thuận, ở đây là việc chậm thanh toán, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và hoàn trả nhà cho thuê khi không thể hoạt động. Và nếu dựa vào đúng – sai thì chắc chắn rằng tranh chấp kéo dài mà thiệt hại cả hai bên đều gánh chịu, tổn thất nặng hơn thuộc về người cho thuê.

Xử lý như thế nào để đạt tình hợp lý trong vấn đề thuê nhà? Chúng ta sẽ tập trung vào những nhu cầu cụ thể của chủ thể:

1. Dưới góc độ người đi thuê:

Họ có những mong muốn khác nhau, cơ bản như sau:

- Đa số mong muốn là giảm tiền thuê không những trong thời gian giãn cách mà kể cả sau thời gian này;

- Trả nhà thuê và mong muốn nhận lại khoản tiền đặt cọc;

- Trả nhà cho thuê, mong muốn nhận lại tiền đặt cọc nhưng chưa thể thu dọn được tài sản trong nhà thuê;

- Muốn được miễn tiền thuê trong thời gian giãn cách, sau khi hoạt động trở lại bình thường mong muốn giảm tiền thuê hoặc giữ nguyên.

- Có trường hợp khác,…

2. Dưới góc độ người cho thuê:

2.1. Người đi thuê và cho thuê lại: Đây là đối tượng bị áp lực đi thuê, phải đầu tư chi phí cho việc cho thuê, và nếu người cho thuê của họ không giảm, miễn thì họ cũng sẽ gây áp lực cho người thuê lại.

2.2. Chủ tài sản vay, mua trả góp tài sản: Khi gặp một trong 4 trường hợp của người đi thuê hướng xử lý của họ như thế nào khi mà áp lực của họ là những khoản vay lãi/gốc phải trả mà phía Ngân hàng chưa có bất kỳ chính sách gì về giảm lãi hay gia hạn trả lãi.

2.3. Chủ tài sản đơn thuần cho thuê với thu nhập tăng thêm: Chủ thể này ít bị áp lực hơn nên họ thường có những giải pháp nhẹ nhàng, ôn hòa trong thương lượng.

Để giải quyết “ổn thỏa” phụ thuộc vào các bên, giải pháp thương lượng, hỗ trợ và mức độ chia sẻ của hai bên.

Bài viết mở này đặt ra cho các bên có những hướng giải pháp phù hợp trong điều kiện. Vướng bận của bạn và mong muốn của bạn là gì?

Luật sư Đinh Xuân Hồng