Mặc dù thị trường bán lẻ toàn cầu có dấu hiệu đi xuống trong năm tới, châu Á sẽ chiếm khoảng 45% doanh thu bán lẻ trên toàn cầu, theo tính toán gần nhất của nhóm nghiên cứu The Economist Intelligence Unit.
Châu Á là nơi các nhà đầu tư đặt kì vọng trở thành động lực tăng trưởng chính trong tương lai, đặc biệt trong ngành tài chính và bán lẻ. HSBC - một trong những định chế tài chính toàn cầu có tuổi đời lâu nhất cho biết châu Á sẽ là kì vọng tiếp theo của tập đoàn trong những năm tới.
Ấn Độ và Việt Nam là những thị trường được các nhà đầu tư đặt nhiều kì vọng trong khu vực châu Á. Đây là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Đồng thời tăng trưởng bán lẻ cũng duy trì ở mức độ cao. Riêng ngành bán lẻ Việt Nam duy trì tăng trưởng trên 10%/năm trong suốt thập kỉ qua.
Thị trường bán lẻ toàn cầu có dấu hiệu đi xuống do thế giới vẫn có nhiều mối lo ngại tiềm tàng. Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là một trong những mối bận tâm hàng đầu của các nhà đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Nếu không có một thỏa thuận nào đạt được, thuế suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, The Economist Intelligence Unit dự báo. Những yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu cũng khiến quy mô bán lẻ thế giới.
Ngoài những vấn đề của Mỹ - Trung, sự kiện Brexit và bạo động ở Hồng Kông cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị trường bán lẻ toàn cầu, sẽ có nhiều cửa hàng phải đóng cửa, đồng thời các công ty cũng sẽ cắt giảm nhân công.
Dâng Phạm