Trước nhu cầu của người dân cần nâng cấp, thay thế các bể chứa nước truyền thống, không đảm bảo an toàn, thị trường bồn nước bắt đầu nhộn nhịp sớm hơn cùng kỳ năm ngoái. Chất lượng bồn cũng đáp ứng được những đặc thù nước nhiễm mặn, dễ ăn mòn của vùng đất châu thổ này.
Ông Nguyễn Viết Dân - chủ đại lý Dân - Đại Thành (Kiên Giang) nhìn nhận, các khách hàng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã dần thay đổi thói quen trữ nước. Các thùng, lu, bể chứa truyền thống có thể tích nhỏ, dễ trở thành môi trường sinh sôi cho các loài ký sinh, muỗi... nên người dân hạn chế sử dụng hơn. Thay vào đó, các loại bồn nhựa có độ bền cao, thể tích lớn, nắp đậy an toàn được lựa chọn nhiều trong những năm gần đây.
"Kể từ sau đợt hạn, mặn năm 2016, hầu hết hộ gia đình có nhu cầu dùng ít nhất một bồn chứa lớn. Vào thời điểm ngập mặn của miền Tây, chúng tôi dự kiến đưa ra thị trường sản lượng nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái để đáp ứng nhu cầu của bà con", ông Nguyễn Viết Dân cho biết.
Khoảng 10 năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long liên tiếp đối diện với những đợt hạn, mặn lịch sử như năm 2016 và gần đây nhất là năm 2020, gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống của người dân địa phương.
Các chuyên gia nhận định, với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mất cân bằng dòng chảy của hệ thống sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên sống chung với hạn, mặn gay gắt. Đối diện với với tình trạng khan hiếm nước ngọt, đặc biệt là nước sạch sinh hoạt trong gia đình, các hộ dân tại đây đã dần chuyển từ các cách tích trữ nước truyền thống sang sử dụng bồn nhựa an toàn.
Việc tích trữ nước sạch cho cả gia đình trong bồn nước, dung tích 1-2 mét khối nước giúp người dân tiết kiệm tiền mua nước sạch, tận dụng lượng nước mưa tự nhiên cho sinh hoạt. Với các hộ dân ở gần kênh, mương, dựng nhà nổi... không thể sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, không xây được bể chứa bằng xi măng kiên cố, bồn nhựa an toàn giúp cả gia đình vượt qua hạn, mặn.
Phần lớn bồn chứa nước tại Đồng bằng sông Cửu Long là loại bồn được làm từ các vật liệu nhựa do có nhiều ưu điểm phù hợp với đặc thù của vùng đất này.
Ông Trương Công Phong - đại diện tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết, sản phẩm bồn Plasman được người dân lựa chọn nhiều hơn vì công nghệ sản xuất tiên tiến. Bồn được sản xuất từ 100% nhựa nguyên sinh HDPE cùng công nghệ thổi nguyên khối với 6 lớp bảo vệ giúp chống rêu mốc, chống tia UV, ngăn tác động của nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Năm 2019, bồn Plasman đã ghi kỷ lục Việt Nam khi vượt qua thử thách rơi từ độ cao 26m không vỡ.
"Sản phẩm được chúng tôi cam kết bảo hành 30 năm cho khách hàng. Trước đó, chúng tôi dành 5 năm nghiên cứu và mang về công nghệ thổi nguyên khối kích thước lớn để áp dụng trong sản xuất loại bồn siêu bền này", ông Trương Công Phong cho biết.
Với các ưu thế riêng và sự phù hợp với đặc thù nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thị trường bồn nhựa chứa nước sạch sẽ tiếp tục phát triển và cạnh tranh hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương.