45% doanh thu bán lẻ toàn cầu sẽ nằm ở khu vực châu Á

dang.pham

16/12/2019 07:10

Châu Á là nơi các nhà đầu tư đặt kì vọng trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành bán lẻ trong tương lai

Dự báo tăng trưởng bán lẻ của các khu vực - Theo tính toán của Đơn vị nghiên cứu của The Economist (EIU)
Dự báo tăng trưởng bán lẻ của các khu vực - Theo tính toán của Đơn vị nghiên cứu của The Economist (EIU)

45% doanh thu bán lẻ toàn cầu sẽ nằm ở khu vực châu Á,theo tính toán củaĐơn vị nghiên cứu của The Economist (The EconomistInteligence Unit -EIU).

Các nhà bán lẻ lớn như 7Eleven và Takashimaya cũng có kế hoạch mở rộng tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

EIU cho biết, Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia này đang dẫn dắt tăng trưởng bán lẻ tại châu Á, khu vực có tốc độ tăng trưởng doanh số cao nhất thế giới.

EIU không đưa ra mức tăng trưởng doanh số bán lẻ cụ thể tại Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, trong tình hình tăng trưởng thị trường bán lẻ toàn thế giới đang có xu hướng chững lại, châu Á Thái Bình Dương được kỳ có mức tăng trưởng cao nhất thế giới vào năm 2020, đạt 3,3%, thấp hơn 0,5 điểm % so với mức tăng năm 2019. Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ đã có mức tăng hai chữ số mỗi năm trong gần hai thập kỷ, theo số liệu từ Tổng cục thống kê.

Khu vực Đông Nam Á đạt kỉ lục về dòng vốn đầu tư trong năm 2018, theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Ngành bán lẻ toàn cầu bắt đầu giảm tốc, với mức tăng khoảng 2,2% trong năm 2020, thấp hơn so với mức tăng 2,5% vào năm 2019 do nền kinh tế thế giới đứng gặp nhiều bất ổn về địa chính trị.

Bà Regina Lim, Giám đốc cấp cao, Nghiên cứu thị trường vốn khu vực Châu Á Thái Bình Dương Jones Lang LaSalle (JLL)
Bà Regina Lim, Giám đốc cấp cao, Nghiên cứu thị trường vốn khu vực Châu Á Thái Bình Dương Jones Lang LaSalle (JLL)

Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là một trong những mối bận tâm hàng đầu của các nhà đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Nếu không có một thỏa thuận nào đạt được, thuế suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, EIU dự báo.

Ngoài những vấn đề của giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sự kiện Brexit và bạo động ở Hồng Kông cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị trường bán lẻ toàn cầu, sẽ có nhiều cửa hàng phải đóng cửa, đồng thời các công ty cũng sẽ cắt giảm nhân công. Doanh thu bán lẻ của Hong Kong trong tháng 9.2019 đã giảm tới 18,3% so với năm ngoái, theo số liệu công bố của cơ quan chính phủ.

Trao đổi qua email, bà Regina Lim, Giám đốc cấp cao, Nghiên cứu thị trường vốn khu vực Châu Á Thái Bình Dương Jones Lang LaSalle (JLL) nhận định thị trường bán lẻ trong năm tới tại khu vực Châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định. Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu trong việc thu hút vốn nước ngoài. Quốc gia này đã ứng phó tốt với nhiều cú sốc kinh tế từ trong và ngoài nước, theo quan sát của JLL. Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc đang tạo điều kiện đáng kể cho dòng chảy thương mại trong khu vực ASEAN, bao gồm thị trường mới nổi như Việt Nam.

Những bất ổn tại Hong Kong vừa qua, theo bà Lim, chỉ mang tính ngắn hạn. Nền tảng vững chắc của Hong Kong với vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế sẽ nhanh chóng giúp Hong Kong vững vàng trở lại.

Dâng Phạm

dang.pham