Quy hoạch đột phá định hình một CBD mới
Khu Tây Bắc gồm Củ Chi, Hóc Môn (TP.HCM), Đức Hòa (Long An) và Trảng Bàng (Tây Ninh) đang hợp thành tam giác phát triển, nơi chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu. Khu vực này sở hữu hàng loạt các khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút đông đảo giới chuyên gia, kỹ sư đến sinh sống và làm việc đi cùng với các hoạt động thương mại dịch vụ, logistics, giáo dục, giải trí sôi động.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, trong Quy hoạch phát triển của TP.HCM, khu Tây Bắc được ưu tiên lớn, đến năm 2030 sẽ có dân số 4 - 5 triệu người. Chính vì vậy, khu vực này cũng được quy hoạch là đô thị dịch vụ giải trí, văn hóa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sinh thái môi trường, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp dẫn dắt.
Thực tế hiện nay, huyện Đức Hòa đang là mũi nhọn trong phát triển đô thị gắn với công nghiệp phía Long An. Nơi đây hiện có 13 khu công nghiệp, thu hút 1.078 doanh nghiệp, trong đó có 531 doanh nghiệp FDI. Sự phát triển đồng bộ của các hoạt động kinh tế được nhìn nhận là tiền đề vững chắc giúp định hình một trung tâm đô thị hiện đại trong tương lai.
Hạ tầng hiện đại và không ngừng thăng hạng
Từ năm 2020, cả TP.HCM và Long An đều có những kế hoạch rõ nét về việc phát triển khu Tây Bắc tương xứng với tiềm năng, trong đó xác định hạ tầng giao thông là chìa khoá chính để mở ra cánh cửa bứt phá. Chính vì vậy, đường Vành đai 3 đi qua 4 tỉnh, thành đã được triển khai với tốc độ quyết liệt, kỳ vọng mở ra không gian phát triển mang tính liên kết vùng. Tiếp đó, đường Vành đai 4 với quy mô lớn hơn cũng được gấp rút hoàn thiện thủ tục.
Ở các trục hướng tâm, các tuyến xương sống kết nối Tây Bắc TP.HCM với các địa phương cũng đang lột xác với hàng loạt công trình được đẩy mạnh triển khai. Đó là tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương - Củ Chi, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ N2, nâng cấp ĐT 830, ĐT 824…Mạng lưới hạ tầng này khi hoàn thành sẽ giúp khu vực phía Tây Bắc kết nối nhanh chóng với trung tâm hiện hữu của TP.HCM, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng biển, và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Kinh tế phát triển song hành cùng làn sóng dịch chuyển dân cư về phía Tây
Các dự báo cho thấy, dân số TP.HCM sẽ tăng lên hơn 20 triệu người, khiến nhu cầu về nhà ở càng lớn. Trong khi khu vực trung tâm, phía Nam, phía Đông thành phố nguồn cung gần như bão hoà thì việc phát triển về phía Tây Bắc là hướng đi phù hợp.
Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn cho rằng, với mật độ dân cư trung tâm TP.HCM đang quá tải, xu hướng giãn dân là tất yếu. Người dân sẵn sàng dịch chuyển đến các đô thị mới, hạ tầng kết nối tốt và giá bất động sản phù hợp.
“TP.HCM có thể được xem là siêu đô thị khi dân cư cũng xấp xỉ 10 triệu dân và mật độ dân cư hơn 2.000 người/km2. Theo đó, xu hướng mở rộng không gian đô thị ra khu ven TP.HCM sẽ còn tiếp diễn. Đây cũng chính là cơ hội để thị trường bất động sản phát triển theo, nhất là các khu đô thị được quy hoạch tiện ích bài bản, đang ở giai đoạn đầu đầu tư hạ tầng, dư địa tăng trưởng còn lớn”, ông Tuấn nhận định.
Tại Hóc Môn, Củ Chi, Đức Hoà những nơi đã và đang có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất khu Tây Bắc, lối sống đô thị đã được hình thành và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành. Đây là yếu tố quyết định cho việc giãn dân từ khu trung tâm ra các đô thị vệ tinh, tạo đà cho việc hình thành nên một CBD mới.
Cuộc đổ bộ của các “ông lớn” bất động sản
Nhận diện những tín hiệu tiềm năng của thị trường, nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản đã nhanh chóng hiện diện, góp phần xây dựng niềm tin vững chắc về một đô thị hiện đại tại cửa ngõ Tây Bắc.
Thị trường bất động sản khu vực Tây Bắc càng sôi động hơn khi cuối tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Vinhomes Green City tại thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Là đại đô thị all-in-one đầu tiên trong khu vực, Vinhomes Green City có quy mô gần 200ha. Đây là dự án nằm trong hành lang kinh tế bám theo trục đường Vành đai 4 và trục động lực kinh tế của tỉnh Long An, kết nối với vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM.
Theo những thông tin ban đầu, Vinhomes Green City được thiết kế với nhiều trục giao thông mở và một tổ hợp thương mại quy mô lên tới 9,6ha ngay trong nội khu, góp phần định hình trung tâm giao thương sôi động tại trục hành lang kinh tế phía Tây Bắc TP.HCM. Trải khắp khu đô thị là hệ thống công viên có tổng quy mô lên tới gần 36ha, gồm các hạng mục công viên giải trí, công viên thể thao, công viên sinh thái, công viên nội khu đáp ứng nhu cầu giải trí - vận động - chăm sóc sức khỏe hàng ngày của cư dân, cùng hạ tầng giao thông xanh văn minh, hiện đại.
Với những yếu tố trợ lực mạnh mẽ từ quy hoạch đột phá, hạ tầng chiến lược, làn sóng “Tây tiến” cùng với dòng vốn nhiều tỷ USD rót vào thị trường, khu vực Tây Bắc đang có nhiều lợi thế để phát triển bứt phá, trở thành một cực tăng trưởng mới của TP.HCM. Sự phát triển của “miền đất hứa” sẽ càng được thúc đẩy khi có sự dẫn dắt của “cánh chim đầu đàn” Vingroup với những dự án “bom tấn” như Vinhomes Green City.