4 bài học đắt giá từ sự thất bại của hãng Toshiba: Thời đại tập đoàn đa ngành đã kết thúc?

Tiểu Mạn

27/03/2023 16:57

Hơn 148 năm trải qua thăng trầm của một Tập đoàn đa ngành hàng đầu thế giới, thế nhưng chỉ mất 8 năm xảy ra một loạt sai lầm, di sản khổng lồ của Toshiba đã phải cúi đầu chịu cảnh bán mình.

4-bai-hoc-dat-gia-tu-su-that-bai-cua-hang-toshiba-thoi-dai-tap-doan-da-nganh-da-ket-thuc-1679892484.jpeg

Tập đoàn Toshiba ngày nay là sự hợp nhất vào năm 1939 của 2 công ty Tokyo Denki (ra đời năm 1878) và Shibaura Seisakusho (ra đời năm 1875). Toshiba tiếp tục con đường sản xuất phát triển những thiết bị điện tử như radar, lò vi sóng, tivi màu,... sớm nhất ở Nhật, và trở thành một trong những doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. 

Khủng hoảng bắt đầu xảy ra vào tháng 5/2015, đó là vụ bê bối lợi nhuận từ năm 2008 - 2014 được thổi phồng lên tới 1,2 tỷ USD. Giám đốc điều hành Tanaka Hisao bị cho từ chức ngay lập tức, nhưng cổ phiếu công ty vẫn xuống dốc và bay mất 8 tỷ USD. 

Đến tháng 3/2017, Toshiba đã khiến cho Công ty điện hạt nhân Westinghouse thuộc Tập đoàn phải nộp đơn xin phá sản do Toshiba trước đó đã gấp rút mua lại CB&I Stone & Webster nhằm bù lỗ trong vụ bê bối 2015. Cuối cùng, để lại khoản nợ hơn 6 tỷ USD cho tập đoàn này.

Tháng 9/2017, Toshiba phải chấp nhận bán đi bộ phận chip nhớ Toshiba Memory để trả nợ. Tháng 12/2017, Toshiba đã nhận được vốn đầu tư 5,4 tỷ USD từ 30 nhà đầu tư nước ngoài. Cũng từ đây Toshiba chính thức có một loạt nhà đầu tư nước ngoài chính thức tiến vào ghế cổ đông của tập đoàn này.

Sau khi có cổ đông nước ngoài, nội bộ tập đoàn bắt đầu xảy ra những biến động khiến Toshiba cân nhắc đến cả vấn đề “bán mình”. Ngày 23/3/2023, cổ đông HĐQT đã chấp nhận cái giá 2.000 tỷ yên (15,3 tỷ USD)của liên minh doanh nghiệp Nhật Bản do Công ty Đầu tư đối tác công nghiệp Nhật (JIP) dẫn đầu đưa ra. Chính thức chấm dứt 148 năm hành trình của Toshiba.

Bốn bài học được giáo sư Bruce Aronson nêu ra cho doanh nghiệp từ kết quả sụp đổ của Tập đoàn Toshiba:

1. Doanh nghiệp dù lớn mạnh đến đâu thì cũng có thể bị ảnh hưởng từ sự yếu kém trong khâu quản lý.
2. Bộ máy lãnh đạo được xây dựng hoàn chỉnh chưa chắc đã thành công. Yếu tố quyết định của thành công là khả năng thực tế từ các hoạt động của ban lãnh đạo. 
3. Các cổ đông chủ động có tầm ảnh hưởng nhất định mà người lãnh đạo không được phép ngó lơ.
4. Ngày nay nhà đầu tư đều sẽ nhắm đến giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Thời đại tập đoàn đa ngành đã kết thúc.

Tiểu Mạn