36 điều thuộc lý luận kinh doanh trong thời đại mới mà nhà quản lý nên biết

Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý

04/07/2024 12:05

Đạo đức trong kinh doanh là một điều vô cùng quan trọng. Cùng với sự thay đổi của thời đại, những khái niệm về đạo đức kinh doanh cổ xưa đã lạc hậu, nhường chỗ cho những khái niệm mới hơn. Dưới đây là 36 điều về khái niệm đạo đức kinh doanh mới, đưa ra để chúng ta tham khảo. Bạn đọc có thể tự lĩnh hội để suy nghĩ, từ đó mà đưa ra phương thức áp dụng cho những điều mà bản thân cảm thấy tâm đắc.

1. Nhân cách là tổng hợp của tất cả những điều bạn cần thể hiện. Các nhà kinh doanh muốn kinh doanh sản xuất tốt, đưa doanh nghiệp phát triển đi lên thì điều đầu tiên cần chú trọng phải kể đến đó là nhân cách. Sau đó mới xem xét đến phương pháp và kỹ thuật áp dụng.

2. Cao mưu, thiên biến vạn hoa cũng không bằng một sự chân thành. Điều này đã được cả thế giới phải công nhận.

3. Tin tưởng lẫn nhau là trọng tâm của triết lý sống.

4. Khâm phục những người có tính hy sinh, có tài năng và trọng trách thực sự.

5. Kinh doanh quan trọng nhất là phải giữ được uy tín, danh dự. Cùng hưởng lợi ích, cùng chung hoạn nạn, trọng nghĩa khí mới là trang hào kiệt.

6. Giữ được chữ tín, giành được sự tín nhiệm chính là tài phúc về tinh thần, tài phúc trong kinh doanh. Muốn vậy, phải biết làm lợi cho mình, lợi cho người khác, lợi cho doanh nghiệp lợi cho xã hội.

7. Danh dự không chỉ là thành ý mà còn là một năng lực. Nếu không biết trọng danh dự, người ta không thể thành công trong công việc cũng như cuộc sống.

bai-hoc-kinh-doanh-sau-sac-1720069388.jpeg
Ảnh minh hoạ.

8. Sự tín nhiệm có tính qua lại lẫn nhau, nếu bạn không tin người khác ắt người khác cũng sẽ không tin bạn.

9. Tín nhiệm những người xung quanh, ngay cả những đối tác làm ăn nhưng vẫn cần phải đề phòng những cạm bẫy có thể gây nguy hại cho bản thân.

10. Không nên rút ra những kết luận tiêu cực từ các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội.

11. Luôn coi thị trường là sự lựa chọn tối cao, thị trường chính là nơi biểu đạt ý kiến của người tiêu dùng.

12. Nếu bạn không tin Phật pháp, không thích dâng hương lễ bái thì không cần thiết phải gò ép mình.

13. Hòa nhập vào xã hội, nhưng không được đánh mất bản thân mình. Không dập khuôn, giữ vững sự độc lập của mình.

14. Bình đẳng, tôn trọng ý kiến của người khác, nhưng không nhu nhược, không bảo thủ.

15. Sống ngay thẳng, giữ lời hứa, không vượt quá giới hạn. Biết dừng lại đúng lúc, đúng chỗ.

16. Không vơ đũa cả nắm, không thành kiến. Tự mình cảm nhận tin tức một cách trung thực, chính xác. Điều tra nghiên cứu kỹ càng, có tinh thần thực sự cầu thị. Nhận định thời cơ, công việc theo thời thế, đó là nguyên tắc làm việc cũng như thái độ sống.

17. Điều đáng quý của mỗi con người là tự biết khả năng của mình tới đâu. Biết rõ được năng lực tiềm ẩn trong con người mình.

18. Hoàn thiện nhân cách, không ngừng học hỏi vươn lên, đây chính là chìa khoá của sự thành công.

19. Giữa sự kích động và phản ứng, con người có thể tự do lựa chọn thái độ của mình. Đó là khả năng to lớn của mỗi người.

20. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Việc thành công thì vui mừng, nếu không thành công thì cũng không cần phải bi quan hối hận. Nên quan niệm, cơ hội còn rất nhiều, phải biết sống một cách lạc quan.

khoi-nghiep-la-gi-dinh-nghia-ve-khoi-nghiep-kinh-doanh-9506-2-1720067611.jpeg
Ảnh minh hoạ.

21. Thất bại nhiều, thành công ít. Vận khí hưng thịnh khó lường, vì vậy phải biết thận trọng nắm bắt thời cơ.

22. Càng quyền cao càng nên cẩn trọng, tiền tài cần phân biệt rõ ràng.

23. Hành động không thống nhất bắt nguồn từ nhận thức không nhất quán, nhận thức không nhất quán bắt nguồn từ thông tin không rõ ràng. Cho nên cần phải trao đổi, liên lạc, báo cáo thông tin, bàn bạc rõ ràng.

24. Phải biết phối hợp hài hòa giữa việc trao đổi tình hình, thông suốt ý kiến, giao lưu tình cảm.

25. Ba phương diện năng lực, cống hiến, thù lao phải tương ứng với nhau.

26. Suy xét khi học tập, trong thực tiễn. Suy nghĩ là hình thức tối cao của sự vận động.

27. Tích lũy tri thức, kinh nghiệm, quan trọng nhất là vận dụng vào thực tế một cách kỳ diệu, linh hoạt.

28. Cần phải biết cách đào sâu suy nghĩ. Sự vật, hiện tượng thường có xu hướng biến đổi phức tạp, vì vậy, cần phải biết suy nghĩ mới có thể nắm được bản chất của vấn đề.

29. Phải cố gắng học tập, đi sâu nghiên cứu, linh hoạt trong thực tiễn, học phải đi đôi với hành.

30. Cả ba yếu tố học, hành và nghiên cứu đều phải được coi trọng ngang nhau, chỉ cần nâng cao một chút hiệu quả của mỗi yếu tố sẽ có thể đem lại thành công lớn.

31. Thực tế chính là cơ sở để suy nghĩ. Phải biết chủ động tiếp nhận những thử nghiệm của thực tiễn. Xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến việc suy nghĩ sai lầm.

quan-ly-cap-trung-1720069475.png
Ảnh minh hoạ.

32. Học mà không nghiên cứu chỉ là học vẹt, nghiên cứu mà không thực hành chỉ là nghiên cứu suông. Nếu không thực hành thì nghiên cứu sẽ không có tính khả thi.

33. Nếu suy xét quá mức độ sẽ trở thành đa nghi, làm cho tình hình trở nên rối loạn. Vì vậy, đôi lúc phải hành động quyết đoán, cương quyết.

34. Trong cương có nhu, nhưng nếu bạn nhu quá ắt sẽ chẳng làm nên đại sự.

35. "Ngọc còn có vết", vì vậy, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm không phải đều là việc xấu. Thái độ nhìn nhận mới là điều quan trọng. Thái độ sẽ quyết định tương lai của sự việc.

36. Thường xuyên xem xét, không ngừng điều chỉnh bản thân, tự giác hoàn thiện mình.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý