Nếu là một doanh nghiệp mới hoạt động tại Việt Nam cần tìm kiếm các dịch vụ giao nhận vận tải (logistics), hay một công ty nước ngoài đang xem xét vào thị trường Việt Nam, hoặc một doanh nghiệp logistics đa quốc gia muốn tận dụng cơ hội từ sức tăng trưởng của Việt Nam thì đều cần biết về tình hình hiện tại của ngành giao nhận vận tải tại đây.
Mảnh đất cơ hội của logisticsViệt Nam là mảnh đất cơ hội của ngành giao nhận vận tải. Do ngành logistics tại Việt Nam đang ngày càng thông thoáng, nên cơ hội cũng đang trở nên rộng mở cho các doanh nghiệp mới muốn tận dụng cơ hội từ nhu cầu trong nước và quốc tế ngày càng tăng đối với các sản phẩm sản xuất và lắp ráp nội địa. Đồng thời, thị trường xuất khẩu cũng như vị thế ngành công nghiệp của Việt Nam cũng đang mở rộng, nhất là với tư cách tâm điểm của nền sản xuất gia công.
Việt Nam có thể được coi là một phương án thay thế hấp dẫn với các công ty hiện đang sản xuất gia công tại Trung Quốc nhưng bắt đầu cảm nhận sự tác động của việc tăng các loại chi phí.
Nhiều công ty đã chuyển hướng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là tin tốt cho các công ty logistics do nhu cầu nhà xưởng và các dịch vụ giao thông đương bộ sẽ tăng cùng với mức tăng sản xuất. Sự bùng nổ thương mại điện tử ở Việt Nam hiện hay cũng tạo ra các cơ hội, nhất là cho những công ty quan tâm tới các dịch vụ phân phối có giá trị gia tăng hay giao hàng tới tay người tiêu dùng.
Triển vọng với các công ty nội địa và nước ngoài Với cơ sở hạ tầng logistics kém phát triển và chi phí giao thông hiện tại cao so với các nước láng giềng, kinh doanh giao nhận vận tải ở Việt Nam có thể là một thách thức, nhưng đồng thời cũng đem lại tiềm năng lớn cho các công ty giao nhận nước ngoài có khả năng đầu tư và đổi mới.
Thời điểm hiện tại có thể thích hợp để gia nhập thị trường Việt Nam do đầu tư nước ngoài không còn là thế mạnh ở những nước châu Á phát triển hơn như Thái Lan.
Cạnh tranh giao nhận nội địa tuy vậy rất khắc nghiệt. Đối với các doanh nghiệp mới hay khởi nghiệp muốn tạo ra lợi nhuận, cần xem xét hợp tác với một công ty nước ngoài để tận dụng các khả năng sẵn có cùng với nguồn lực tài chính và chất xám.
Các thách thức logistics lớn ở Việt Nam:
* · Quy trình hải quan chưa hiệu quả, chủ yếu còn chậm và thủ công;
* · Quy trình kiểm tra cargo thiếu đồng nhất ở các cảng và sân bay;
* · Các tuyến cao tốc quá đông đúc nối các khu công nghiệp với các cảng nội địa;
* · Cơ sở hạ tầng giao thông nói chung kém và chưa có quy hoạch;
* · Chi phí logistics cao, hiện chiếm khoảng 20% GDP;
* · Các cơ sở logistics (nhà xưởng và các trung tâm phân phối) thường đặt ở những nơi hẻo lánh, xa cảng và các trung tâm sản xuất.
Nếu một công ty có trụ sở ở nước ngoài và muốn thiết lập việc giao nhận hàng hóa ở Việt Nam, thì công ty này phải thuê lái xe là công dân Việt Nam.
Đánh giá nhanh về tình hình logistics ở Việt Nam hữu ích với những công ty chủ yếu phụ thuộc vào các dịch vụ giao nhận của bên thứ ba tại Việt Nam. Nếu công ty mới thành lập thì rất nên tận dụng các nguồn lực logistics sẵn có trong nước.
(Theo Logistics Bureau)