Vào những ngày cuối tháng 8, Ủy ban Cố vấn Nhà đầu tư của SEC đã soạn thảo tài liệu dài 8 trang buộc cơ quan này phải “điều chỉnh SPAC sâu hơn bằng cách tập trung nâng cao và thực thi chặt chẽ hơn các quy tắc tiết lộ hiện có”.
“Về bản chất, các SPAC chứa đầy xung đột lợi ích và phải được tiết lộ cho các nhà đầu tư tiềm năng”, dự thảo văn bản lưu ý. "Ngay cả khi những xung đột đó được tiết lộ, chúng có thể không rõ ràng đối với một nhà đầu tư thông thường." Cơ quan này dự kiến xem xét khuyến nghị không ràng buộc vào ngày 9 tháng 9 sắp tới.
Hiện tại SEC cũng đang xem xét hơn 1.000 thương vụ IPO qua SPACs trong hai thập kỷ vừa qua để làm rõ những diễn biến thực tế đằng sau việc niêm yết của họ.
Cũng trong tháng 4, Uỷ ban chứng khoán Mỹ đã gây bất ngờ cho các SPAC khi đưa ra hướng dẫn mới rằng chứng quyền, được phát hành cho các nhà đầu tư sớm trong các giao dịch, có thể không được coi là công cụ vốn chủ sở hữu mà có thể được thay thế bằng nợ phải trả cho các mục đích kế toán. Theo Bloomberg, độngthái này đã làm dấy lên lo ngại về việc gián đoạn hồ sơ của các SPAC mới.
Như vậy, thay vì chờ đợi từ ba đến sáu tháng để thực hiện IPO, các startup, vốn dựa vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) để rút ngắn thời gian niêm yết, có thể phải đợi lâu hơn để thực hiện được mục tiêu.
“Động thái này sẽ tác động đến tiến độ IPO của các công ty khởi nghiệp Việt Nam và các nước trong khu vực trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ,” Phan Lê Thành Long, Giám đốc AFA Research & Education, một công ty chuyên nghiên cứu các hoạt động liên quan đến kiểm toán, tài chính và sàn giao dịch chứng khoán cho biết.
“Thời gian thực hiện IPO kéo dài có thể làm cho doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn cũng như bỏ lỡ mất cơ hội gọi vốn kịp thời”, ông Long nói thêm. Trên thực tế, việc hợp tác giữa các startup Đông Nam Á và SPACs hiện tại khá là chậm trễ vì SEC cũng như chính phủ Mỹ đã không còn ngồi yên trước sự mở rộng nghiêm trọng của loại hình hợp tác này.
Cho đến nay, VNG, VinFast, và Tiki vốn đang hợp tác với SPACs cho mục đích niêm yết, vẫn đang giữ im lặng về vấn đề này.
VNG hiện đang đàm phán với một số SPAC để sớm thực hiện đợt IPO trị giá 2-3 tỷ đô la Mỹ trên sànNASDAQ. Tiki tháng trước cũng đã chuyển 90,5% cổ phần của mình cho một pháp nhân ở Singapore để thuận lợi trong việc hợp tác với SPAC cho cùng mục tiêu niêm yết. Tương tự như vậy, ở trong khu vực, Grab và đối tác SPAC đang đẩy mạnh thực hiện kế hoạch IPO trị giá 40 tỷ đô la Mỹ trên sàn NASDAQ.
Trong bối cảnh đó, sau động thái của SEC hồi tháng 4, chỉ số SPAC ở Mỹ đã trải qua một đợt suy thoái khánghiêm trọng từ tháng 2. So với mức đỉnh 373,62 đô la Mỹ/cổ phiếu vào ngày 17/2, hiện tại chỉ duy trì ở mức 242,62 đô la Mỹ/cổ phiếu, theo S&P Dow Jones Indices.
Bloomberg cũng cho rằng các ông trùm SPAC ở châu Á trong thời gian tới sẽ phải tính toán lại các kế hoạch của họ để xem xét tất cả các khía cạnh và đưa ra các giải pháp để đáp ứng mọi nhu cầu do SEC đưa ra.
Đến nay, hơn 550 SPAC đã nộp đơn để được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ trong năm2021, tìm cách huy động số vốn khoảng 162 tỷ USD, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Con số này vượt quá tổng số của tất cả năm ngoái, trong đó SPAC đã huy động được nhiều hơn mọi năm trước cộng lại.
Ngoài ra, theo SPAC Research, tính đến thời điểm hiện tại đã có 329 SPAC huy động được hơn 100 tỷ đô la Mỹ, cao hơn nhiều so với năm 2020 với 248 SPAC thu được 83 tỷ đô la Mỹ và vào năm 2019 với 59 SPAC đã huy động được hơn 13 tỷ đô la Mỹ.
Giải thích về sự bùng nổ của SPAC trong thời điểm hiện tại, ông Long cho rằng các diễn biến phức tạp của COVID-19 đã làm giảm các cơ hội đầu tư. Do đó, dòng tiền dễ dàng đổ vào các giao dịch rủi ro hơn, chẳng hạn như SPAC. “Các nhà đầu tư của SPAC chủ yếu là các nhà quản lý quỹ, những người chịu trách nhiệm tìm kiếm các công ty tiềm năng IPO để sáp nhập. Vì vậy, trong trường hợp họ hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, những người mua cổ phần của SPAC không thể tránh khỏi rủi ro.”