Theresa May đã phải lui bước trước áp lực mạnh mẽ từ chính đảng Bảo Thủ của bà và rời khỏi vị trí lãnh đạo đảng vào ngày 7.6 tới đây, khép lại ba năm đầy biến động trong vai trò Thủ tướng Anh.
Trong tuyên bố từ chức, bên cạnh việc nêu ra những thành tựu của chính phủ dưới thời bà cầm quyền, bao gồm xử lý thâm hụt ngân sách, giảm thất nghiệp và tăng cường đầu tư chăm sóc sức khỏe tinh thần, bà thừa nhận: “Sẽ luôn là sự hối tiếc sâu sắc rằng tôi đã không thể lèo lái Brexit.”
Bà May đã phải chật vật nhằm có được sự ủng hộ từ Quốc hội đối với khung pháp lý cần thiết để thực hiện thỏa thuận với EU về việc Vương quốc Anh sẽ rời khỏi khối. Thỏa thuận của bà đã bị Quốc hội bác bỏ ba lần. Những nỗ lực tìm kiếm sự thỏa hiệp với đảng Lao Động đối lập cũng thất bại.
Trong nỗ lực gần đây nhất hồi tháng Ba, bà thậm chí hứa sẽ từ chức nếu như có được sự ủng hộ từ các nghị sĩ. Tuy vậy, bà May, người phụ nữ thứ hai từng giữ chức thủ tướng, vẫn cho thấy ý chí chính trị bền bỉ - có lẽ vì không ai khác muốn làm công việc này.
Cuộc chạy đua dành vị trí lãnh đạo của đảng Bảo Thủ, bị chi phối bởiBrexit, sẽ chính thức khởi động vào ngày 10.6 và kết thúc vào giữa tháng Bảy, cho phép nhà lãnh đạo mới có thời gian thiết lập nội các mới và đặt ra các kế hoạch của họ.
Cựu ngoại trưởng Boris Johnson là cái tên đứng đầu cho ghế Thủ tướng, nhưng rất nhiều nhân vật kỳ cựu khác của đảng Bảo Thủ cũng đang xem xét khả năng tham gia chạy đua. Các ứng cử viên sẽ phải thể hiện lập trường đủ cứng rắn để gây ấn tượng với các thành viên đảng Bảo Thủhết mực ủng hộ Brexit và dập tắt nguy cơ vận động tranh cử rõ ràng của đảng Farage – còn có tên gọi là đảng Brexit, mới thành lập cũng với lập trường ủng hộ Brexit.
Liệu lãnh đạo mới có nhiều cơ hội hơn bà May trong việc khiến Hạ viện Anh chấp thuận Brexit?
Nhà lãnh đạo mới của Anh sẽ bị EU từ chối kiên quyết nếu cố gắng mở lại hiệp ước rút lui của Anh, bao gồm cả cái gọi là “backstop” hay “đảm bảo cuối cùng” nhằm mục đích ngăn chặn biên giới cứng trên đảo Ireland. Biện pháp cuối cùng này bị các nghị sĩ bảo thủ theo chủ nghĩ hoài nghi châu Âu cực kỳ phản đối. Họ sợ rằng nó sẽ nhốt Anh vào một liên minh hải quan với Brussels (Bỉ).
EU khẳng định không sửa đổi hiệp ước. Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu cho biết, thỏa thuận rút lui không thể được mở lại, không được đàm phán lại.
Tuy nhiên, thủ tướng mới của Vương quốc Anh có thể chiến thắng sau khi đàm phán lại phần ít quan trọng hơn trong thỏa thuận của bà May: một tuyên bố chính trị không ràng buộc, đặt ra khuôn khổ tương lai cho mối quan hệ thương mại giữa Anh và EU.
Các nhà lãnh đạo EU và ủy ban đã nhiều lần nhấn mạnh sự sẵn sàng sửa đổi phần này của thỏa thuận. Michel Barnier, nhà đàm phán trưởng về Brexit của EU, cho biết nó có thể được dự thảo lại trong vài ngày, hay thậm chí vài giờ.
Bà May đã cố gắng theo đuổi con đường đàm phán lại tuyên bố chính trị này, nhưng trong muộn màng. Nhà lãnh đạo mới cùng sứ mệnh mới sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc thuyết phục các nghị sĩ.
Chẳng hạn, ông Boris Johnson, người lãnh đạo chiến dịch trưng cầu dân ý Brexit thành công năm 2016, đã từng một lần bỏ phiếu cho hiệp ước rút lui của bà May, trong cuộc bỏ phiếu của Hạ viện vào tháng Ba. Ông hoàn toàn có khả năng thành công một lần nữa trong cương vị thủ tướng.
Việc bà May từ chức có làm tăng kịch bản Brexit không thỏa thuận?
Một số ứng cử viên, như Dominic Raab, cựu thư ký Brexit, rõ ràng ủng hộ việc rời khỏi EU mà không có thỏa thuận đi kèm với thỏa thuận của bà May. Nếu Raab giành được quyền lãnh đạo, khả năng Brexit không thỏa thuận là hoàn toàn có thể.
Đa số các nghị sĩ đã nhiều lần bỏ phiếu phản đối không có thỏa thuận và việc này có khả năng sẽ lặp lại.Tuy nhiên, các nhà chiến lược từ Viện Chính phủ (IFG) cho biết các nghị sĩ sẽ gần như không thể ngăn một thủ tướng quyết tâm thực hiện Brexit không thỏa thuận.
“Cách duy nhất để ngăn chặn không thoả thuận - một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm - sẽ là một canh bạc lớn đối với các nghị sĩ đảng Bảo Thủ,” Maddy Thimont-Jack từ IFG cho biết.
Nhưng vì cuộc tranh luận công khai ở Anh đang ngày càng phân cực giữa không thỏa thuận và cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, cơ hội bỏ phiếu lần nữa của EU cũng có thể tăng lên, đặc biệt nếu nhà lãnh đạo đảng Bảo Thủ tiếp theo quyết định rằng một cuộc thăm dò ý kiến như vậy có thể được gọi là một cuộc tổng tuyển cử sớm.
Vai trò của nhà lãnh đạo mới đối với EU?
Sự kiên nhẫn với quốc hội Vương quốc Anh đã cạn kiệt từ lâu tại các thủ đô của EU và các sự kiện trong thời gian qua chỉ làm tăng sự thất vọng đó.
Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, nói với CNN rằng ông “đã chán ngấy vì chúng tôi [chỉ] còn chờ lần gia hạn tiếp theo.”
Ở góc độ nào đó, danh tính của người kế nhiệm bà May không có nhiều sức nặng với EU. Dù người đó là ai, họ cũng sẽ phải đối mặt với áp lực ngay lập tức từ Brussels và các quốc gia EU trong việc làm rõ liệu họ có ý định giành được sự ủng hộ của quốc hội cho hiệp ước rút lui hay mạo hiểm với Brexit không thỏa thuận.
Liệu EU sẽ cho Vương quốc Anh thêm thời gian để tránh kịch bản Brexit không thoả thuận?
Bất đồng giữa các thủ đô của EU trong việc tránh Brexit không thỏa thuận bộc lộ rõ ràng vào tháng tư, khi các nhà lãnh đạo tranh luận về yêu cầu hoãn Brexit miễn cưỡng của bà May.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từ chối bất kỳ sự gia hạn nào tới năm 2020, nói rằng Brexit đã tạo ra bóng đen không thể chấp nhận lên toàn bộ châu Âu, trong khi thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Vương quốc Anh nên được trao mọi cơ hội để không sụp đổ nếu không có thỏa thuận.
Trong một cuộc phỏng vấn với Le Soir tuần này,ông Macron nói rằng ông không muốn mất thêm thời gian. “Chúng tôi đang phản bội cùng lúc cả người Anh và lợi ích của EU.”
Trong khi các cơ quan châu Âu tại Brussels sẽ không muốn đối phó với sự sụp đổ từ Brexit thỏa thuận, tình thế vẫn là Vương quốc Anh phải đặt ra những gì họ sẽ làm trong thời gian dài hơn, cho dù đó là tổ chức tổng tuyển cử, trưng cầu dân ý lần thứ hai hay một chiến thuật khác để đạt được thỏa thuận.
Suy cho cùng, việc có hay không một Brexit không thỏa thuận nằm trong tay nước Anh. Những người như ông Macron sẽ cần sự thuyết phục nghiêm túc để chấp thuận việc gia hạn; vấn đề lớn là liệu một thủ tướngtheo đuổi Brexit cứng rắn có sẵn sàng thực hiện điều đó hay không.