Thị trường ô tô khan hàng, "kênh" giá - Chuyện muôn thuở riêng gì năm thiên tai, dịch bệnh

minhtam

20/12/2020 10:07

Thị trường ô tô cuối năm 2020 vẫn còn đó những khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của dịch covid-19. Thế nhưng, thay vì bình ổn, nhiều mẫu xe kênh giá... do khan hàng.

Chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ, một năm khó khăn do dịch bệnh, thiên tai như 2020 người tiêu dùng yên tâm mua bán, không lo gặp cảnh "chặt chém". Thị trường ô tô những tháng cuối năm vì thế mà yên ổn.

Thực tế, người Việt vẫn duy trì "thói quen" mua ô tô cận Tết. Ai cũng muốn sắm xe mới, tranh thủ tận hưởng trải nghiệm mới mẻ vào dịp cần đi lại nhiều như dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán. Tâm lý này vô hình chung làm nóng thị trường ô tô những tháng cuối năm. Có lẽ vì thế mà các hãng xe gọi đây là "mùa cao điểm".

thi-truong-oto.com.vn-

Xe Hot khan hàng, "kênh" giá: Chuyện muôn thuở riêng gì năm thiên tai, dịch bệnh. (Ảnh: Ngô Minh)

Các hãng xe tại Việt Nam dựa vào đặc điểm đó mà xây dựng chiến lực chạy đua doanh số bài bản. Đại lý "ém hàng" chờ cuối năm... bung lụa. Sự kiện giới thiệu xe mới, ra mắt phiên bản nâng cấp chủ yếu diễn ra trong thời gian này. Người tiêu dùng vì thế mà không ngại chờ đợi, chờ để mua được xe mới, chờ để nắm cơ hội mua xe giá ưu đãi,... Dù mục đích là gì thì tâm lý chung là ai cũng muốn được ưu tiên giao xe trước, không ai đủ kiên nhẫn chờ ra tháng Giêng nhận xe.

Tình trạng này đặc biệt phổ biến với những dòng xe bán chạy. Lượng khách quan tâm lớn dẫn đến tình trạng "cháy hàng", khan hàng. Đại lý, nhà phân phối nhân cơ hội kênh giá hoặc giở chiêu bán xe kèm phụ kiện.

1. Hãng xe mạnh dạn tăng giá nhẹ

Xe Kia Morning 2021 vừa ra mắt thị trường Việt Nam 1

Xe Kia Morning 2021 vừa ra mắt thị trường Việt Nam. (Ảnh: Quỳnh Hương)

Trái ngược với xu thế giảm giá, áp khuyến mại ưu đãi để đẩy doanh số, một số thương hiệu quyết định điều chỉnh giá xe kia theo hướng tăng lên. Điển hình như Kia:

Không chỉ có Kia, Mazda cũng điều chỉnh giá niêm yết cho mẫu CUV CX-5 với mức tăng 10 triệu đồng cho 5 trong tổng cộng 6 phiên bản hiện có tại Việt Nam (trừ bản 2.5L Signature Premium 2WD). Sau đợt điều chỉnh này, giá xe Mazda CX-5 nằm trong khoảng 839 triệu đồng - 1,059 tỷ đồng.

Nguyên nhân tăng giá không được hãng nhắc đến. Nhìn vào thực tế, Kia Cerato, Mazda CX-5 đều là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc. Nhu cầu mua xe cuối năm tăng cao là nguyên nhân tác động trực tiếp vào giá xe.

Những mẫu xe còn lại như Kia Morning, Kia Seltos đều là xe nâng cấp. Việc điều chỉnh giá tăng đi ngược với xu thế nhưng nó xuất phát từ lý do chính đáng. Cải tiến đồng nghĩa với việc chất lượng nâng cao và giá thành phải tương thích.

2. Đại lý thổi giá xe HOT

Đại lý thường dựa vào những mẫu xe hút khách để tăng doanh thu. Khi cung không đủ cầu, đại lý tự tin bán xe với giá chênh hơn hẳn so với giá niêm yết như trường hợp của Hyundai Accent 2021.

Hiện tại, bản số tự động của mẫu sedan hạng B này tăng giá nhiều nhất lên tới 20 triệu đồng (giá niêm yết chính hãng 501 triệu đồng, giá tại đại lý 521 triệu đồng). Bản số sàn tăng 10 triệu đồng.

Hyundai Accent 2021 là mẫu xe thu hút sự quân tâm lớn của người tiêu dùng hiện nay 1

Hyundai Accent 2021 là mẫu xe thu hút sự quan tâm lớn của người tiêu dùng hiện nay. (Ảnh: Ngô Minh)

Bản 1.4AT đặc biệt tăng cao nhất với mức tăng gần 30 triệu đồng, tăng từ 542 triệu lên 560 triệu đồng. Mỗi khách hàng mua xe sẽ được đại lý tặng thêm phụ kiện gồm phim cách nhiệt, camera hành trình.

Nguyên nhân là do Hyundai Accent 2021 ra mắt thị trường ô tô Việt vào đúng dịp cuối năm, thời điểm nhu cầu mua xe tăng mạnh nên đại lý điều chỉnh tăng nhẹ so với giá nhà sản xuất công bố.

3. Xe lắp ráp "cháy hàng", nhà máy sản xuất tăng công suất trả đơn

Không riêng gì những mẫu nhập khẩu, một số mẫu xe lắp ráp trong nước thuộc các thương hiệu Toyota, Hyundai, Kia, VinFast, Mercedes,… cũng "cháy hàng". Đây là thời điểm phí trước bạ sắp hết hạn nhưng nhiều khách vẫn thấp thỏm chờ đợ, lo không kịp hưởng ưu đãi.

Các hãng xe lắp ráp đang cố gắng tăng công suất vận hành của nhà máy. Mới đây, Kia Việt Nam cam kết với khách hàng mua xe Kia Seltos sẽ được giao xe trước ngày 31/12 nhằm trấn an và đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh số. Song trên thực tế, việc tăng công suất không thể ngay lập tức thực hiện được, chưa kể dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động nhập khẩu linh, phụ kiện.

Năm 2020, tận dụng cơ hội xe lắp ráp trong nước hưởng ưu đãi miễn 50% phí trước bạ và một số hãng tung ưu đãi mạnh nên khách hàng tranh thủ thời chớp thời cơ mua xe. Ngoài ra, người dân không mặn mà đầu tư các lĩnh vực khác mùa dịch Covid nên dư tiền. Họ chọn mua xe chạy Tết.

Về phía hãng, đây là thời điểm tốt để họ điều chỉnh giá, bù vào chương trình giảm giá, sự chênh lệch tỷ giá và lạm phát hồi đầu năm. Dù vì lý do gì thì câu chuyện khan hàng, chênh giá là thực cảnh chung của thị trường Việt Nam mùa cao điểm các năm, không riêng gì năm thiên tai, dịch bệnh như 2020.

minhtam