Test

kietphan

08/01/2019 16:05

Test

Hình 1

Lần đầu tiên một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đứng ra tài trợ bản quyền cho một giải bóng đá quốc tế.

Lavifood, doanh nghiệp chuyên chế biến các loại rau củ quả xuất khẩu là nhà tài trợ chính cho liên danh giữa Công ty cổ phần giải pháp truyền hình Thế Hệ Mới (Next Media) và Công ty cổ phần đầu tư Truyền Thông Xanh (Green Commonucations) mua độc quyền phát sóng giải AFF Suzuki Cup 2018. Theo chứng nhận thư từ Lagadere Sport Asia Pte (LSA), đơn vị sở hữu toàn bộ bản quyền phân phối các giải đấu AFF Cup từ năm 2018 đến 2024, Next Media được độc quyền phát sóng giải đầu năm 2018 trên nền tảng truyền hình trả tiền tại Việt Nam và cung cấp quyền tương tự cho các đơn vị trong nước.

hình 2

Luật sư Phan Vũ Tuấn, phó chủ tịch hiệp hội sở hữu trí tuệ thành phố Hồ Chí Minh cho biết, với chứng thư của LSA, các hoạt động phát sóng giải AFF Suzuki Cup 2018 trên các nền tảng truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải được sự cho phép của Next Media.

Ông Nguyễn Trung Kiên - tổng giám đốc Next Media cho biết công ty sẵn sàng hỗ trợ các báo điện tử và đài truyền hình phát sóng các trận đấu trong khuôn khổ AFF Suzuki Cup 2018, chỉ cần các đơn vị này có công văn gửi tới Next Media.

"Chủ trương của Next Media, cũng như Green Communications là toàn bộ bản quyền tiếp sóng truyền hình và báo điện tử cho giải đấu này sẽ được miễn phí" - ông Lê Thành, chủ tịch hội đồng quản trị Green Communications cho biết tại buổi họp báo diễn ra ngày 12.10 vừa qua.

hình 3

Một điểm quan trọng của bản quyền phát sóng giải AFF Cup năm nay là Next Media mua cả bản quyền trình chiếu tại các địa điểm công cộng, phù hợp với chủ trương của nhà tài trợ Lavifood. Là một doanh nghiệp gắn liền với nông nghiệp và nông dân, Lavifood dự kiến sẽ tổ chức các chương trình chiếu rộng rãi các trận đấu tại các miền quê cho nông dân được sống cùng bóng đá.

Thể thao nói chung, bóng đá nói riêng đang là những ngành kinh doanh có quy mô hàng trăm tỉ đô la Mỹ, theo báo cáo của A.T Kearney. Các sự kiện quốc tế thu hút đông đảo người xem ngày càng được tổ chức quy mô và tốn kém. World Cup 2018, ngày hội thể thao lớn nhất của môn thể thao vua tổ chức tại Nga có chi phí lên tới 14 tỉ đô la Mỹ, tăng 20% so với World Cup 2014, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, sân vận động, mua sắm trang thiết bị, theo báo cáo của RBC Business Portal.

“Đối với hầu hết các sự kiện thi đấu thể thao, việc bán quyền phát thanh và truyền hình là nguồn thu lớn nhất, tạo ra số tiền cần thiết để tài trợ sự kiện, xây dựng, sửa chữa sân vận động và đóng góp vào sự phát triển thể thao ở cấp cơ sở” - tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nhận định. Vai trò của nguồn tiền thu về từ bản quyền phát thanh, truyền hình đặt ban tổ chức các giải đấu trước áp lực bảo vệ bản quyền, với mục đích giữ vững hoặc gia tăng giá trị sản phẩm đặc biệt này.

Tuy nhiên, công nghệ càng phát triển, việc ăn cắp, sao chép nội dung ngày càng diễn ra tinh vi, rộng rãi và khó kiểm soát. Các hãng phát thanh, truyền hình mua bản quyền phát sóng các sự kiện thể thao cũng đứng trước bài toán kinh doanh cân đối doanh thu (từ quảng cáo, thu tiền dịch vụ kênh) và chi phí (bỏ ra mua bản quyền, tổ chức sản xuất chương trình)…

hình 4

Tại Việt Nam, vấn đề bản quyền các chương trình thể thao, đặc biệt là các giải đấu bóng đá vừa được hâm nóng lên trong vòng một năm trở lại đây sau giải đấu thành công vượt mong đợi của đội tuyển U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á.

World Cup 2018, VTV, đài truyền hình quốc gia vẫn thường xuyên phát sóng các trận đấu miễn phí, đã nhận tài trợ từ hai doanh nghiệp trong nước là Vingroup và Viettel để có bản quyền phát sóng trực tiếp ngay trước thềm giải đấu. Sau đó, giải thể thao Asiad 2018 với sự tham gia của đội tuyển bóng đá Việt Nam, bản quyền phát sóng đã thuộc về Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), cũng với sự hỗ trợ của Vingroup và Viettel. Với bản quyền tường thuật các trận đấu, VOV cho phép các đài truyền hình phát sóng lại chương trình của mình trọn vẹn, không chèn quảng cáo riêng.

AFF Suzuki Cup - tên thường gọi là AFF Cup là giải thi đấu bóng đá giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Đông Timor, do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á tổ chức. Giải đấu lần đầu diễn ra vào năm 1996 với tên Tiger Cup - cũng là tên một hãng tài trợ. AFF đứng độc lập không đi kèm tên nhà tài trợ chỉ trong mùa giải thứ sáu, vào năm 2007. Từ lần thứ bảy trở đi, vào năm 2008, AFF cup gắn liền với cái tên Suzuki cho đến bây giờ.

Năm 2018, AFF Suzuki Cup sẽ diễn ra từ 8.11 đến 15.12. Khác với các mùa giải thể thao khu vực khác, vòng bảng AFF Suzuki Cup 2018 diễn ra tại các quốc gia tham gia thi đấu. Ví dụ hai đội Lào và Campuchia sẽ thi đấu hai lượt ở vòng bảng tại hai sân Lào và Campuchia. Các đội đứng đầu và thứ hai vòng bảng sẽ đi tiếp vòng bán kết. Với 10 đội tham gia, AFF Suzuki Cup 2018 được chia làm hai bảng. Việt Nam nằm ở bảng A cùng với Malaysia, Myanmar, Campuchia và Lào.

 

kietphan
Bạn đang đọc bài viết "Test" tại chuyên mục Khoa học quản lý.