Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán TP.Hà Nội (HNX), OCB đã tiến hành mua lại trước hạn các lô trái phiếu gồm: OCBL2124005, OCBL2124006 và OCBL2225010.
Trong đó, 2 lô trái phiếu OCBL2124005 và OCBL2124006 có kỳ hạn 3 năm, đều được phát hành vào ngày 24/8/2021 với lãi suất cố định là 3,5%/ năm. Còn lô trái phiếu OCBL2225010 có kỳ hạn 3 năm được phát hành vào ngày 24/8/2022 với lãi suất cố định là 5,2%/ năm.
Mục đích phát hành các lô trái phiếu này nhằm tăng quy mô vốn hoạt động phục vụ nhu cầu cho vay trong hoạt động kinh doanh của OCB.
Ngoài việc mua lại trái phiếu, OCB cũng thực hiện phát hành trái phiếu trong tháng 8. Cụ thể, nhà “bank” này đã phát hành 2 lô trái phiếu là OCBL2326005 và OCBL2326006.
Tổng khối lượng phát hành là 4.000 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu, tổng giá trị phát hành là 4.000 tỷ đồng. Ngày đăng ký phát hành 2 lô trái phiếu này là 26/7 và 18/8/2023, có thời hạn 3 năm. Các lô trái phiếu này được phát hành ở thị trường trong nước, có lãi suất là 6,6%/năm (lô trái phiếu OCBL2326005) và 7,5%/năm (OCBL2326006).
Theo công bố thông tin từ HNX, trong tháng 8/2023 có 5 ngân hàng thực hiện 9 đợt mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, OCB chính là ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất với 3.000 tỷ đồng, chia làm 3 đợt.
Trước đó, vào ngày 22/6, OCB đã công bố nghị quyết về việc chào bán và phát hành trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền hoặc không có bảo đảm/bảo lãnh thanh toán trong năm 2023.
Theo công bố thông tin từ HNX, trong tháng 8/2023 có 5 ngân hàng thực hiện 9 đợt mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, OCB chính là ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn nhiều nhất với 3.000 tỷ đồng, chia làm 3 đợt.
Các ngân hàng mua lại trái phiếu trước hạn tiếp theo là Sacombank (1.300 tỷ đồng, chia làm 2 đợt), HDBank (1.000 tỷ), MSB (1.000 tỷ), VIB (300 tỷ, chia làm 2 đợt).
Về hoạt động kinh doanh, quý 2/2023, OCB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.261 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thu nhập lãi thuần, nguồn thu chính của ngân hàng OCB chỉ tăng nhẹ 7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.818 tỷ đồng. Với các mảng kinh doanh, các mảng đều ghi nhận tăng trưởng trong quý 2 như lãi thuần hoạt động dịch tăng 9% lên 250,8 tỷ đồng.
Hai mảng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đều lỗ cùng kỳ năm trước nhưng đã ghi nhận lãi trong quý 2/2023. Mảng kinh doanh ngoại hối ghi nhận mức tăng mạnh nhất gấp gần 8 lần lên 62 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần tăng 6% so với cùng kỳ lên mức 3.568 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của OCB đạt hơn 2.560 tỷ đồng, tăng 47,2% so với 6 tháng đầu năm trước. Năm 2023, OCB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022. Với kết quả 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã hoàn thành 42,7% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của OCB đạt 211.292 tỷ đồng, tăng trưởng 8,9% so với cuối năm 2022. Một điểm đáng chú ý trong báo cáo tài chính hợp nhất của OCB là khoản cho vay khách hàng trong 6 tháng đầu năm đã tăng lên thêm 6,4%, đạt 127.572,8 tỷ đồng. Trong đó phần lớn là cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, đạt 127.227,4 tỷ đồng.