Myanmar thu hút nhà đầu tư nước ngoài

dang.pham

05/08/2020 20:33

Các công ty lớn của Nhật Bản như Aeon hay Mitsubishi đang xem Myanmar như quốc gia như miền đất mới để đầu tư.

Các nhà đầu tư Nhật Bản như Aeon, Mitsubishi đang nhìn Myanmar như thị trường tiềm năng tiếp theo trong tương lai sau các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Hồi đầu tuần, nhà bán lẻ Aeon thông báo sẽ đầu tư để xây dựng trung tâm thương mại rộng 72ha tại Yangon - thành phố lớn nhất tại Myanmar. Trung tâm thương mại này sẽ nằm cách trung tâm thành phố Yangon 10km. Giá trị đầu tư ở mức 180 triệu USD. Dự án sẽ bắt đầu thực hiện vào giữa năm 2021 và kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023.

Aeon đang là một trong những nhà bán lẻ lớn đầu tư vào khu vực Đông Nam Á. Tại Campuchia, tổng sản phẩm quốc nội đầu người ở mức 1.500USD, tương ứng với Myanmar, Aeon cũng đã có hai trung tâm thương mại lớn và tiến tới việc mở thêm một trung tâm nữa trong thời gian tới.

Từ những kết quả tích cực của những trung tâm thương mại tại Campuchia, Aeon sẽ bắt đầu vận hành tại Myanmar nhằm “chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu khi thị trường chưa có đối thủ”, giám đốc điều hành của công ty chia sẻ, theo tờ Asia Nikkei Review.

Trong dự án trung tâm thương mại tại Yangon, Aeon nắm 70% tổng vốn đầu tư và Shwe Taung đóng góp 30% còn lại. Shwe Taung là tập đoàn đa ngành chuyên về bất động sản và xây dựng dẫn đầu tại Myanmar. Tập đoàn này tham gia xây dựng sáu trung tâm thương mại tại Myanmar kể từ năm 1999, trong đó có cả tổ hợp trung tâm thương mại Junction City nằm ngay tại trung tâm thành phố Yangon năm 2017.

Yangon cũng là đối tác của nhiều công ty nước ngoài bao gồm cả công ty Nhật Bản khác như Tokio Marine, Nichido Fire Insurance và Nippon Life Insurance.

Vị trí của khu trung tâm thương mại rộng hơn 70 ha của Aeon sẽ nằm tại Dagon Seikkan - khu vực được xem là khu đô thị mới từ năm 2014, nằm gần Đặc khu Kinh tế Thilawa.

Năm 2018, Chính phủ Myanmar thông qua cải cách quy định và cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ và thương mại. Điều này thu hút các nhà đầu tư như Aeon tham gia vào thị trường. 

Siam Makro thuộc tập đoàn Charoen Pokphand - một tập đoàn dẫn đầu của Thái Lan cung đã mở Makro Myanmar, một đại siêu thị tại Yangon vào tháng Tư vừa rồi.

Đông Nam Á là khu vực đóng góp phần lớn vào doanh thu của Aeon. Với năm trung tâm thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, và hai trung tâm khác tại Campuchia và Indonesia. Aeon Mall đạt gần 400 triệu USD lợi nhuận từ khu vực này trong năm tài chính kết thúc hồi tháng Hai vừa qua, đóng góp 15% vào lợi nhuận tập đoàn. Tại những thị trường bão hòa như Nhật Bản, chiến lược của tập đoàn tập trung vào cải tạo những trung tâm thương mại cũ thay vì mở mới. Tuy nhiên công ty vẫn tiếp tục mở rộng những cửa hàng mới ở những thị trường ngoài Nhật Bản. Tập đoàn dự tính sẽ tăng con số lên thành 70 trung tâm tại Trung Quốc và những quốc gia khác từ nay đến tháng 2.2026 từ con số 30 ở thời điểm hiện tại.

Mặc dù diễn biến của đại dịch vẫn phức tạp nhưng Chủ tịch của Aeon Mall cho biết, “chúng tôi sẽ không thay đổi kế hoạch”. Con số người nhiễm COVID-19 ở Myanmar tính tới nay đang ở mức 350 người - thấp hơn so với những quốc gia láng giềng.

Các mô hình bán lẻ hiện đại như siêu thị và trung tâm mua sắm ước tính đang ở mức 10-20% trong ngành công nghiệp bán lẻ của Myanmar. Nhóm nghiên cứu Myanmar Survey cho biết, những hình thức thương mại đang là nhu cầu lớn của những người trẻ và các gia đình, những người tìm kiếm những nơi giải trí và nghỉ ngơi.

Không chỉ các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ mà các nhà sản xuất lớn cũng đang nhìn vào thị trường Myanmar. Mới đây nhất trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nhật báo Asia Nikkei Review, Mitsubishi, nhà sản xuất xe ô đến từ Nhật Bản cũng có kế hoạch sẽ mở nhà máy đầu tiên tại Myanmar.

Ngân hàng Thế Giới World Bank cũng dự báo, tăng trưởng kinh tế của Myanmar sẽ chậm ở mức 0,5% trong năm tài chính 2019 đến tháng 9.2020, nhưng sẽ tăng lên tới 7,2% trong năm tài chính 2020.

Dâng Phạm (Theo Asia Nikkei Review)

dang.pham
Bạn đang đọc bài viết "Myanmar thu hút nhà đầu tư nước ngoài" tại chuyên mục Khoa học quản lý.