Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng thông tin tới đại biểu, sắp tới sẽ có đoàn công tác liên ngành gồm Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tới làm việc với Đảng đoàn, lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một đoạn công tác liên ngành lớn, Điều đó càng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước về công tác báo chí KH&CN trong hệ thông Liên hiệp Hội Việt Nam.
Sau 2 năm thực hiện quy hoạch báo chí theo quyết đinh của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đánh giá lại toàn bộ hoạt động báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, bao gồm cả hoạt động và công tác quản lý, việc thực hiện tôn chỉ mục đích, thực hiện quy trình cấp phép, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; Sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam, để từ đó có giải pháp định hướng phát huy hiệu quả, khắc phục những tồn tại trong thời gian tới.
Theo thống kê của Liên hiệp Hội Việt Nam thì hiện nay, báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam có 01 cơ quan báo chí trực thuộc trực tiếp, trực thuộc các viện trực thuộc là 21 cơ quan báo chí, trực thuộc trực tiếp các hội ngành là 47 cơ quan báo chí, tổng cộng là 69 cơ quan báo chí. Nếu tính đến số tạp chí chuyên ngành trực thuộc các chi hội của ngành toàn quốc thì tổng gần 90 cơ quan báo chí, chưa kể đến trang tin điện tử, bản tin nội bộ của các đơn vị trong toàn hệ thống.
Theo Ông Nguyễn Quyết Chiến -Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, trong gia đoạn 2019-2021, Liên hiệp Hội Việt Nam đã định hướng rõ ràng đối với các Hội ngành toàn quốc thực hiện sắp xếp, quy hoạch đối với các báo, tạp chí trực thuộc theo hướng các báo trở thành tạp chí. Các Liên hiệp hội địa phương thực hiện sắp xếp, quy hoạch báo chí đối với các báo, tạp chí trực thuộc theo hướng sáp nhận vào cơ quan báo chí của tỉnh hoặc chuyển thành bản tin hoặc giải thể. Các tổ chức KH&CN trực thuộc thực hiện sắp xếp, quy hoạch đối với các cơ quan tạp chí theo hướng tạp chí nào đang trực thuộc viện thì giữ nguyên, tạp chí nào trực thuộc trung tâm hoặc cơ quan chủ quản phải nâng cấp thành viện hoặc chuyển tạp chí đó sang các viện khác (cơ quan chủ quản mới để phù hợp với Luật Báo chí).
Tại buổi tọa đàm, đã có nhiều ý kiến phát biểu nêu nên những kết quả hoạt động của cơ quan báo chí của mình sau quy hoạch, như từ một cơ quan báo đã chuyển đổi xong cả về nội dung và hình thức sang tạp chí, “không nửa nạc, nửa mỡ”, mà toàn tâm phát triển tạp chí đúng luật báo chí và các quy định pháp lý hiện hành, nhiều cơ quan báo chí đã tạo được dấu ấn riêng, dần đi vào phát triển ổn định…
Sau khi nghe những ý kiến tham luận và các ý kiến phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng đánh giá: “Báo chí LHHVN rất đáng tự hào, đội ngũ làm báo của Liên hiệp Hội Việt Nam là một bộ phận không tách rời của báo chí cách mạng Việt Nam. Có thể nhận thấy, hiếm có một bộ, ngành nào, một tổ chức hay đoàn thể chính trị xã hội hoặc xã hội nghề nghiệp nào có hệ thống báo chí rộng lớn như của Liên hiệp Hội Việt Nam”.
Đã có rất nhiều tạp chí thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam có uy tín trong làng tạp chí Việt Nam. Các tạp chí của các Hội, tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam phần lớn đều có tính khoa học cao, có uy tín, thương hiệu, vị thế, có trích dẫn nhiều hoặc có nhiều bạn đọc. Những người viết tạp chí, đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành sâu là cán bộ KH&CN, nhà khoa học chuyên sâu rất có uy tín, họ là những giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, viện sĩ...
Từ những điều tự hào trên đã tạo nên uy tín của Liên hiệp Hội Việt Nam, tạo nên uy tín của nền KH&CN nước nhà, ngoài những báo, tạp chí tốt, có thương hiệu trong nước và quốc tế về tính khoa học hoặc nhiều độc giả yêu thích thì không ít tạp chí đang hoạt động rất khó khăn, sự tồn tại của nó phải là một sự nỗ lực phi thường.
Có một số báo, tạp chí, trang mạng điện tử chưa tập trung hoạt động chính của mình là phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, tư vấn phản biện KH&CN, chuyển giao công nghệ mà lo những việc “tay trái”, chưa phù phù hợp với tôn chỉ mục đích, làm ảnh hưởng đến uy tín của báo, tạp chí, tiếp đến là ảnh hướng tới tổ chức KH&CN chủ quản, đến Liên hiệp Hội Việt Nam, nói rộng ra là ảnh hưởng đến đội ngũ KH&CN Việt Nam.
Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng, cần có giải pháp thúc đẩy hoạt động báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam. Sẽ phải thiết lập, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các báo, các tạp chí, các trang thông tin điện tử với các tổ chức trên của mình, với Liên hiệp Hội Việt Nam. Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, do đó bên cạnh các báo, tạp chí, trang thông tin hoạt động theo điều lệ, tôn chỉ mục đích của mình thì phải thường xuyên cập nhật đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các định hướng lớn của Liên hiệp Hội Việt Nam.