Đừng giết chết nền kinh tế vì virus Corona

dang.pham

06/05/2020 17:03

Tadashi Yanai, CEO Tập đoàn Fast Retailing, nhà bán lẻ thời trang của nhãn hàng Uniqlo, cảnh báo tác động dài hạn của COVID-19 tới vận hành doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp cũng giống như việc đọc ngược một cuốn sách, Tadashi Yanai, CEO của Fast Retailing từng phát biểu. Nhấn mạnh giá trị của việc lường trước các trường hợp xấu có thể xảy ra trước khi đưa ra quyết định. Lý thuyết này thể hiện rõ trong những quyết định của ông trong bối cảnh đại dịch diễn ra.

Kinh tế toàn cầu không nên đóng cửa hoàn toàn như cách các chính phủ đang làm để ngăn chặn sự lây lan, Yanai chia sẻ với tờ Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Ông cho rằng cách đối phó trên sẽ làm việc phục hồi kéo dài lâu hơn và nhiều tổn thương hơn.

Ông Yanai, người sáng lập nên thương hiệu Uniqlo từ năm 1984 và mở rộng thành Fast Retailing, nhà sản xuất và bán lẻ thời trang thương hiệu riêng lớn thứ ba thế giới. Là người có kinh nghiệm dẫn dắt công ty vượt qua khủng hoảng, ông kêu gọi các doanh nghiệp nên tìm cách tốt hơn để tiếp tục hoạt động trong suốt đại dịch.

Chính phủ Nhật Bản nên làm gì trong thời điểm này?

Điều quan trọng nhất bây giờ là thực hiện các biện pháp triệt để mà không giết chết nền kinh tế. Chính phủ cần xét nghiệm từng người tại Nhật Bản và ban bố tình trạng tới từng công dân, đồng thời kiểm soát từng người xuất cảnh và nhập cảnh. Tuy nhiên, vai trò lớn nhất của chính phủ là giúp những người đối mặt với khó khăn tài chính. Cụ thể, chính phủ có thể thiết lập các mức độ để hỗ trợ và phân phối các gói viện trợ đồng thời dành phần còn lại cho chính quyền các địa phương.

Những cuộc bàn thảo hiện tại mới chỉ dừng ở mức độ tập trung vào thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, những nỗ lực này cần phải được song hành với sự phục hồi công nghiệp. Chúng ta nên đầu tư như thế nào để chuẩn bị cho hậu cuộc chiến COVID-19? Mặc dù chính phủ cần thiết ban bố những gói cứu trợ, người dân cũng không nên quá trông đợi vào việc nhận những khoản tiền từ chính phủ. Chính phủ cũng nên đề xuất cộng động tự thân thực hiện các biện pháp có thể.

Tôi nghĩ nhiều công ty Nhật Bản cũng đang hoạt động như thể được chính phủ điều hành. Họ tập trung quá nhiều vào những lĩnh vực có vẻ hào nhoáng như trí tuệ nhân tạo và máy tính. Doanh nghiệp cần nghĩ tới cách làm sao để đóng góp thông qua các hoạt động chính của mình và đồng thời tìm kiếm những biện pháp xử lý khôn ngoan ở nước khác. Các nhà lãnh đạo cần đi đầu trong việc đối mặt với vấn đề này.

Ông nghĩ thế nào về việc nền kinh tế toàn cầu đang thắt chặt?

Chúng ta không nên hy sinh đời sống người dân và đặc biệt là nền kinh tế để chống lại virus COVID-19. Nếu xã hội không tạo ra của cải, con người cũng không thể tồn tại. Tại Châu Âu, chỉ mỗi Thụy Điển còn cho phép các cửa hàng mở cửa. Ý tưởng này trao quyền cho các công ty và các cá nhân tự quyết định việc tiếp tục kinh doanh mà không cần đến sự can thiệp của chính phủ.

Tôi cũng hiểu tại sao các chính phủ đang hỏi ý kiến doanh nghiệp trong việc ngừng hoạt động kinh doanh để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tuy nhiên, các công ty cũng cần đi tới những giải pháp tốt hơn cho các bên. Họ cũng cần phải nghĩ ra cách để tiếp tục hoạt động kinh doanh sản xuất trong thời gian ngăn chặn dịch. Nếu nền kinh tế lung lay, cả xã hội sẽ lao đao theo. Đó là một thực tế.

Phải mất một thời gian để bắt đầu kinh doanh trở lại một khi đã dừng toàn bộ. Fast Retailing đã phải đóng cửa khoảng 390 cửa hàng, gần một nửa trong số đó là tại Trung Quốc trong thời gian đỉnh điểm. Gần như các cửa hàng đã mở cửa trở lại nhưng doanh thu chỉ còn khoảng 60-70% so với trước đây. Khách hàng cũng không trở lại cửa hàng đóng cửa lâu. Điều này cũng giống với các ngành công nghiệp khác. Tại Nhật Bản, sự phục hồi còn mất nhiều thời gian hơn nữa.

Đây không phải lần đầu các nhà lãnh đạo phải đối mặt với khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và thảm họa Fukushima năm 2011.

Sự lây lan của virus COVID-19 cũng cho thấy mức độ kết nối của thương mại thế giới. Vào thời điểm khủng hoảng Lehman Brothers 2008, điện thoại thông minh vẫn chưa thịnh hành. Nhưng hiện tại, ngày càng có nhiều người giữ kết nối với phần còn lại của thế giới nhờ vào sự phát triển của internet, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.

COVID-19 là một cuộc khủng hoảng mang tính thế kỉ, tương tự với đại dịch dịch cúm Tây Ban Nha. Một cuộc suy thoái lớn là điều không thể tránh khỏi với các chính sách hiện tại. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đang dự đoán đây là cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái và thậm chí còn tồi tệ hơn nữa.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1981 kéo theo sau đó là những thảm họa khác như Đại suy thoái và Chiến tranh Thế giới lần II. 

Chúng ta cần xác định rằng, sự lây lan của COVID-19 cũng có thể kéo tới những cuộc khủng hoảng tương tự. Ngày nay thế giới đã được kết nối. Mọi người có thể đi tới bất cứ đâu tại bất kì thời điểm nào. Đó là một thực tế. Thế giới nên đứng lại cùng nhau và thảo luận cách để chấm dứt việc bùng phát một lần và mãi mãi.

Theo Nikkei Asian Review

dang.pham
Bạn đang đọc bài viết "Đừng giết chết nền kinh tế vì virus Corona" tại chuyên mục Thực tiễn Quản lý.