Chuyển đổi số nhìn từ ngành công nghiệp thời trang hậu COVID-19

dang.pham

11/05/2020 15:22

CoVID-19 khiến ngành thời trang thấy rõ hơn vai trò của số hóa. Công ty nghiên cứu McKinsey đã chỉ ra những điểm mấu chốt trong việc thực hiện.

Tác động của COVID-19 khiến các công ty trong chuỗi ngành may mặc, thời trang và công nghiệp xa xỉ phải chuyển đổi nhanh chóng để thích nghi. Công ty nghiên cứu McKinsey đưa ra những đề xuất hành động trong việc xây dựng quá trình số hóa để việc kinh doanh vẫn diễn ra liên tục đồng thời nhấn mạnh những ưu điểm của công ty trong bối cảnh khủng hoảng.

Một kế hoạch tham vọng và một đường đi rõ ràng

Một quy trình chuyển đổi số và phân tích dữ liệu thường mất trung bình khoảng 18-24 tháng. Theo kinh nghiệm của McKinsey, để thực hiện số hóa và phân tích thành công cần có các yếu tố cơ bản dưới đây:

- Sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía nhà đầu tư trực tiếp hoặc CEO trong suốt toàn bộ hành trình.

- Một cách tiếp cận thực tế xuất phát từ nắm bắt hành vi khách hàng và những định hướng của dữ liệu. Lưu ý rằng, số hóa để thỏa mục tiêu số hóa sẽ không đem lại bất kì kết quả nào.

- Một lộ trình rõ ràng và ưu tiên những sáng kiến kết hợp việc thiết lập các hành động cụ thể có thể giúp công ty nhanh chóng đạt mục tiêu.

- Tập trung tạo ra sản phẩm chạy thử trong thời gian nhanh nhất (khoảng tầm 2-3 tháng) để công ty có thể hoàn thiện qua từng lần, tránh đầu tư trực tiếp.

- Một bộ phận chuyên tập trung vào đánh giá và theo dõi quá trình. Nhóm này cũng giúp xây dựng lộ trình tận dụng cơ hội, phân bổ ngân sách và phối hợp thực hiện, nhằm đảm bảo mọi nỗ lực đều tạo ra thành quả, hơn là việc mạ lên một lớp ngoài hào nhoáng.

 - Xác định rõ các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs).

Bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số chính là việc xác định đâu là những yếu tố cần ưu tiên chuyển đổi. Điều này dựa vào mô hình và điểm xuất phát của từng công ty. Chuyển đổi số không chỉ là bán hàng trực tuyến. 

Thông thường, việc phân tích sẽ dựa trên chuỗi giá trị bao gồm: trải nghiệm khách hàng (phía trước), phân phối và chuỗi cung ứng (ở giữa), phát triển sản phẩm và các chức năng hỗ trợ (phía sau).

Đem đến trải nghiệm đa kênh hoàn hảo

Trải nghiệm đa kênh đòi hỏi trải ghiệm khách hàng đồng bộ ở tất cả các kênh. Đại dịch thúc đẩy nhóm các công ty trong chuỗi ngành may mặc, thời trang và công nghiệp xa xỉ phải gia tăng các kênh số như một yếu tố tất yếu. Vì thế, các công ty có thể tận dụng cơ hội này để chuyển dịch sang số hóa, biến chúng thành trung tâm trong mọi hoạt động, dịch chuyển dòng khách hàng, tăng lượng truy cập.

Bên cạnh việc mở rộng chuyển đổi số, các công ty trong ngành thời trang cũng nên tái cấu trúc lại những cửa hàng tại địa điểm có mật độ dân số thấp và lợi nhuận trên mỗi mét vuông thấp, giảm không gian lưu trữ cho các danh mục sản phẩm có tỉ lệ thâm nhập trực tuyến cao, thử nghiệm các hình thức sáng tạo khác, tạo thuận tiện cho khách hàng khi họ trải nghiệm trên bất kì kênh nào, bao gồm cả các hoạt động phức tạp như mua online một sản phẩm nhưng không có sẵn trong kho và lấy từ một cửa hàng khác trong vòng 12 giờ. Sử dụng các dữ liệu để điều chỉnh mỗi cửa hàng và tối ưu hóa tổng thể.

Theo kinh nghiệm của McKinsey, một sự quản lý tích hợp đầy đủ giữa các kho và các cửa hàng là yếu tố chính của bất kì hệ thống vận hành đa kênh nào. Việc khách hàng có thể nhìn thấy ở bất kì kênh nào sẽ giúp công ty tăng doanh số.

Đặt cược vào trải nghiệm cá nhân

Cá nhân hóa sản phẩm sẽ giúp tăng 20-30% giá trị vòng đời khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng phân khúc cao. Điều này đã được minh chứng trong việc gia tăng giá trị với những phân ngành có tính ổn định và có thể dự đoán trong các mô hình như sản phẩm làm đẹp.

Việc cá nhân hóa chủ yếu tập trung vào ưu đãi cá nhân, khuyến mãi cá nhân và các lợi ích khác như quyền truy cập vào các sản phẩm mới) và giảm chi phí để tăng lưu lượng truy cập. Để đi xa hơn, có thể tăng thêm việc cá nhân hóa bằng cách thu thập tất cả các dữ liệu có sẵn để hiểu hơn về khách hàng. Gia tăng ưu đãi cho các khách hàng sẵn sàng chi trả cao mỗi lần mua hàng, đặt nhóm khách hàng mục tiêu có xu hướng mua các sản phẩm trong danh mục hàng tồn kho lớn và cung cấp phiếu giảm giá trực tuyến cho khách hàng khi cửa hàng mở trở lại. Tích hợp trải nghiệm cá nhân vào tất cả các kênh phân phối để đảm bảo tính nhất quán.

Tận dụng dữ liệu lớn và phân tích nhằm quản trị chuỗi cung ứng

Số hóa và phân tích không chỉ giúp tăng trưởng mà còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng, chi phí, tính linh hoạt và bền vững trên toàn nguồn cung chuỗi. Lấy ví dụ, một số công ty dẫn đầu đang sử dụng công cụ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để theo dõi sản phẩm chính xác hơn và giảm các thao tác bán hàng tại cửa hàng. Các công ty đầu tư vào RFID thường có hoạt động đơn giản hóa và cải thiện dịch vụ. Ngoài ra, tự động hóa các hoạt động hậu cần thông qua việc thiết kế số hóa kho hàng và dự đoán các kịch bản ngoại lệ có thể giúp tăng hiệu quả một cách đáng kể. Lấy ví dụ như việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán doanh thu bán từng mặt hàng cụ thể trong các khu phố và thành phố nhật định, sau đó dự đoán số lượng tồn kho trong kho gần đó.

Số hóa việc phát triển sản phẩm và các chức năng hỗ trợ

Trong cuộc khủng hoảng COVID-19, số hóa phát triển sản phẩm đã cho thấy là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các công ty đã sử dụng các công cụ tiên tiến như thiết kế sản phẩm 3-D, thử sản phẩm qua công nghệ thực tế ảo, kho vật liệu số, trí tuệ nhân tạo để thiết lập kế hoạch. Các nhà thiết kế và bộ phận bán hàng có thể phản ứng nhanh hơn với xu hướng thị trường. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất mẫu và rút ngắn thời gian chào bán, đồng  thời giảm thời gian tương tác từ xa giữa các nhóm.

Diễn biến những tuần qua cho thấy, số hóa có thể hỗ trợ nhiều hơn cho ngành này, hơn những dự đoán ban đầu. Đại dịch cũng khiến những định kiến về việc phản đối số hóa trong quá trình phát triển sản phẩm cốt lõi.

Chuyển đổi số các chức năng hỗ trợ cũng là một chìa khóa khác để cải tiến hiệu quả. Bằng cách tự động hóa các công việc có tính lặp đi lặp lại trong khối văn phòng (back-office) như mua hàng gián tiếp, tài chính, pháp lý và nhân sự, công ty có thể đồng thời giảm chi phí và giải phóng thời gian, nguồn lực để tái đầu tư vào các hoạt động tạo ra giá trị cao hơn. Các công ty đã có hệ thống tự động hóa các quy trình như tài chính, bộ phận chính sách và khiếu nại, hồ sơ đối chiếu tài chính, cho thấy sự nhanh chóng và chính xác trong kết quả. 

Xây dựng dữ liệu và công nghệ để hỗ trợ quá trình chuyển đổi

Khả năng của công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức mạnh của số hóa và phân tích tăng trưởng. Kinh nghiệm của McKinsey cho thấy, có ba nguyên tắc cốt lõi:

- Sử dụng hạ tầng các hạ tầng đám mây để duy trì quy mô và tiếp cận với những tầng dịch vụ tốt nhất, đặc biệt cho các trường hợp hưởng lợi nhất từ các tính năng trên nền tảng đám mây (ví dụ như dữ liệu về mức độ tiêu thụ trên toàn cầu hay việc lưu trữ ở mức độ cao và những nhu cầu xử lý).

- Hãy nghĩ đến dữ liệu ngay từ khi bắt đầu. Việc xây dựng nền tảng dữ liệu vững chắc nên là một phần của bất kỳ công cuộc số hóa hay phân tích nào. Điều này là nền tảng cho phép việc mở rộng quy mô nhanh chóng và sự tương thích về sau. Thiết kế và xây dựng quản trị dữ liệu thực bằng cách đảm bảo dữ liệu có đủ bề rộng, độ sâu và chất lượng. Đảm bảo thiết lập một văn hóa thu thập dữ liệu và có tính liêm chính.

Thiết kế các tầng lớp công nghệ sao cho sự tích hợp và phát triển nhanh hơn, chia nhỏ ứng dụng và sắp xếp theo các trình giao diện; sử dụng các công cụ DevOps để hợp nhất nhằm tự động hóa và rút ngắn cho thời gian tung ra thị trường xuống chỉ còn vài giờ thay vì hàng tuần.

Không nên để những vấn đề trên cản trở và trì hoãn. Thay vào đó, công ty nên giữ vững theo sát các mốc thời gian và chạy nước rút theo những sáng kiến cốt lõi. Việc thực hiện nên có tính thực tế và liên kết với việc tạo ra một giá trị rõ ràng.

Thu hút và giữ chân những tài năng hàng đầu trong lĩnh vực số

Sau khủng hoảng, các công ty ổn định tài chính hơn có thể thu hút các nhân sự trong lĩnh vực kĩ thuật số gồm những yêu cầu như khả năng phân tích marketing số, phân tích dữ liệu, trải nghiệm người dùng, khoa học dữ liệu, kĩ sư dữ liệu, kiến trúc sư dữ liệu. Việc duy trì các nhân sự này đòi hỏi các công ty phải áp dụng nhanh nhằm tăng tốc. Điều này cho phép công ty có thể tinh chỉnh nhanh chóng dựa trên phản hồi của người dùng. Ngoài ra, những công ty trong ngành thời trang và xa xỉ cũng nên phát triển nhanh chóng số hóa để phân tích các sản phẩm và dự án.

Không thể phủ định rằng COVID-19 sẽ làm cho mọi thứ trong năm 2020 trở nên khó khăn hơn. Với một số công ty trong ngành thời trang và xa xỉ, thậm chí việc sống sót cũng là một sự đấu tranh. Tuy nhiên, nếu họ có thể đồng cảm và thực hiện quyết liệt trong việc số hóa, đặc biệt là thương mại điện tử, quản lý kho trên dữ liệu số hóa, công ty không chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn xây dựng lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng.

Theo McKinsey

dang.pham