Các nhà đầu tư lạc quan về ngành bán lẻ Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những năm tới

dang.pham

Từ năm 2018 đến nay, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào ngành bán lẻ có chiều hướng tăng mạnh.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy, năm 2018, theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí tập trung vào ngành bán buôn, bán lẻ đạt mức 3,67 tỉ USD, chiếm tới 10,3% tổng vốn đầu tư đăng kí. Chưa dừng ở đó, theo số liệu cập nhật năm tháng đầu năm 2019, bán lẻ tiếp tục là ngành thu hút 864 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Dòng vốn đăng kí đổ vào ngành bán lẻ tăng mạnh có nhiều khả năng sẽ tạo động lực tăng trưởng cho ngành trong thời gian tới.

Dòng vốn FDI đổ vào ngành bán lẻ (đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài
Dòng vốn FDI đổ vào ngành bán lẻ (đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài

Hoạt động thâu tóm sáp nhập (M&A) cũng diễn ra sôi động trong những năm gần đây. Chỉ trong vòng sáu tháng kể từ đầu tháng 10.2018, tập đoàn Vingroup đã thực hiện thâu tóm 23 siêu thị của chuỗi Fivimart và gần đây là 87 cửa hàng của chuỗi Shop&Go.

Thế giới di động, công ty dẫn đầu thị trường bán lẻ điện thoại, trước đó cũng chọn cách M&A để mở rộng chuỗi bán lẻ điện máy thông qua việc mua lại chuỗi Trần Anh. M&A cũng là hình thức mà các tập đoàn nước ngoài chọn để tiến vào thị trường Việt Nam, điển hình là thương vụ ông lớn bán lẻ Thái Lan - Central Group hoàn thành việc mua lại chuỗi siêu thị BigC năm 2016, chuỗi điện máy Nguyễn Kim hồi năm 2015 hay TCC Holdings của Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro năm 2016.

Mekong Capital, quỹ đầu tư tư nhân từng thắng lớn trong những thương vụ đầu tư vào Thế giới di động, PNJ, hay Traphaco cho biết, khẩu vị đầu tư của quỹ này tại Việt Nam là ngành bán lẻ. Do đó, Mekong Capital dành phần lớn nguồn lực để tập trung vào các công ty bán lẻ. Những thương vụ đầu tư công bố gần đây của quỹ này như chuỗi F&B Pizza 4P's, chuỗi bán lẻ trang sức Precita, hay hợp tác với chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity.

Bên trong một trung tâm thương mại tại TP.HCM - Ảnh: Bảo Zoãn/Nhà quản lý
Bên trong một trung tâm thương mại tại TP.HCM - Ảnh: Bảo Zoãn/Nhà quản lý

Trong những biến động của kinh tế thế giới, ảnh hưởng bởi các yếu tố như chiến tranh thương mại, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bình quân trên 6%/năm. Các chuyên gia trong và ngoài nước cũng dự báo Việt Nam vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển sản xuất về Việt Nam cũng thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài cho thấy, lượng vốn đổ vào ngành chế biến chế tạo luôn chiếm áp đảo, tới hơn 70% trong tổng số vốn đăng kí tạo động lực cho quá trình hình thành các đô thị mới, bên cạnh các thành phố như Hà Nội và TP.HCM.

Việt Nam cũng chứng kiến xu hướng các nhà bán lẻ bắt đầu đổ về các đô thị loại hai. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, mảng bán lẻ hàng hoá, doanh số năm tháng đầu năm 2019 đạt gần 66 tỉ USD, tăng 12,7% trong đó Bình Dương, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Phòng, Thái Nguyên đều có có mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân và vượt luôn cả hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của Việt Nam dự báo sẽ tăng gần 30% so với năm 2018, đạt mức 180 tỉ USD, theo một báo cáo của Deloitte. Tức là tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ của năm 2020 dự báo sẽ gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2018.

Mặc dù dự báo của Deloitte có phần Nhưng thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam.
Mặc dù dự báo của Deloitte có phần nhưng thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam.

Mặc dù dự báo của Deloitte có phần nhưng thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam khi nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bình quân trên 6%/năm. Các chuyên gia trong và ngoài nước cũng dự báo Việt Nam vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chứng kiến xu hướng các nhà bán lẻ bắt đầu đổ về các đô thị loại hai, tìm động lực tăng trưởng mới. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, mảng bán lẻ hàng hoá, doanh số năm tháng đầu năm 2019 đạt gần 66 tỉ USD, tăng 12,7% trong đó Bình Dương, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thanh Hoá, Hải Phòng, Thái Nguyên đều có có mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân và vượt luôn cả hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Sự dịch chuyển về các tỉnh, thành phố của các trung tâm thương mại lớn đang như một sự lót đường đáng kể cho việc rộng quy mô của các chuỗi bán lẻ khác. Điển hình sự theo chân của những chuỗi bán mà đặc biệt là các thương hiệu F&B như Highland Coffee, hay The Coffee House, GongCha với chuỗi Vincom của tập đoàn Vingroup, Lotte. Chỉ riêng chuỗi trung tâm thương mại Vincom của tập đoàn Vingroup đã phủ sóng tại gần 40 tỉnh thành phố trên cả nước, trong đó có cả các tỉnh như Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau cho tới Thanh Hóa, Lạng Sơn, Yên Bái.

Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường IGD có trụ sở tại Anh,Việt Nam hiện đang là một trong những nước có số lượng cửa hàng tiện lợi tại tăng trưởng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

“Các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam ngày càng trở thành sự lựa chọn mua sắm và tham quan phổ biến cho người tiêu dùng trẻ. Bởi vì các cửa hàng cung cấp cho họ không gian với máy lạnh, tiện lợi, khu vực ngồi nghỉ, sản phẩm phong phú, và thậm chí là wifi. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng không khó để xin giấy phép cho cửa hàng dưới 500 mét vuông. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ tích cực mở rộng quy mô để chiếm thị phần”, theo ý kiến của ông Nick Miles, giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IGD.



dang.pham