Các nhà bán lẻ truyền thống tham gia vào mô hình đăng kí trả phí

dang.pham

22/06/2020 17:22

Nhà sản xuất bánh kẹo Lotte, một nhánh của Tập đoàn Lotte tuần trước cho biết sẽ ra mắt hình thức bán hàng đăng kí trả phí.

Dịch vụ mới này xây dựng trên mô hình kinh tế thành viên (Subscription Economy). Với mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đều đặn gửi sản phẩm cho khách hàng, những người đăng kí thành viên của công ty và thanh toán định kì.

Mỗi tháng, những khách hàng đăng kí của Lotte sẽ nhận một thùng bánh kẹo do Lotte sản xuất. Các sản phẩm trong gói dịch vụ sẽ thay đổi theo mỗi tháng. Do đó, với dịch vụ này, khách hàng có thể thưởng thức nhiều sản phẩm khác nhau mà không cần phải tự ra cửa hàng để mua.

Dịch vụ này được đặt tên “Monthly Snack”, trong đó sẽ có nhiều sản phẩm bán chạy của công ty kèm theo các sản phẩm mới với mức giá rẻ hơn. Dịch vụ mới của Lotte sẽ thử nghiệm trên 200 khách hàng đăng kí.

Mô hình này phổ biến ở các nền tảng trực tuyến như của các công ty như Netflix, Spotify hay Bloomberg, Financial Times hay các dịch vụ như Uber, Grab. Theo Euromonitor, nền kinh tế thành viên cũng là cơ hội cho các nhà bán lẻ truyền thống. Theo Hiệp hội Subscription, 18% trong số tiền tổng giao dịch 41 nghìn tỉ USD là thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ đăng kí thành viên, với câu chuyện thành công nhất phải kể tới Amazon. Amazon không chỉ thu phí thành viên đăng kí hàng năm mà còn phát triển sang mô hình Subscribe and Save” cho nhiều hình thức dịch vụ như vật dụng gia đình và hàng thực phẩm.

Một công ty khác là Target cũng tập trung vào các doanh nghiệp dựa trên nền tảng thành viên, nhưng với cách khác. Thông qua việc hợp tác với một số nền tảng thành viên thu phí trực tiếp với khách hàng, mô hình đăng ký thành viên cũng kích thích họ đến cửa hàng. 

Ví dụ gần đây như Quip, một công ty chuyên sản xuất bàn chải đánh răng hoạt động theo mô hình đăng kí thành viên thay đầu bàn chải. Công ty này hiện có mặt hầu hết tại các quầy trưng bày trong các cửa hàng của Target. Đó là một hình thức có lợi cho cả nhà bán lẻ và nhãn hàng, Chris George, đồng sáng lập của SUBTA chia sẻ. Nhãn hiệu có thể tiếp cận với khách hàng mới trực tiếp để họ thử sản phẩm mới trước khi các nhà bán lẻ cho ra mắt tại cửa hàng.

Một ví dụ khác của cuộc hợp tác khăng khít là Birchbox và Walgreens. Trong đó, Birchbox mở ra quy trình và tập trung vào hỗ trợ khách hàng thử sản phẩm mới và gợi mở cho các thương hiệu những phương thức mà họ không chú trọng trước đó và củng cố vị thế nhóm các sản phẩm làm đẹp của Walgreen.

Tại các cửa hàng của Walgreens, nơi có quầy trưng bày Birchbox, khách hàng có thể chọn các kích thước khác nhau để thử. Hôm nay, website của Walgreen liệt kê 11 cửa hàng khắp nước Mỹ, nơi khách hàng có thể trải nghiệm Birchbox.

Chirs hình dung khi quy tắc dành cho các nhà bán lẻ sẽ chuyển giao phương thức đăng kí thành viên để hướng sự tham gia của các cửa hàng. Lấy ví dụ về gói đăng kí thành viên sản phẩm đồ lót và cung cấp một khuyến mãi cho khách hàng đến cửa hàng để mua áo choàng tắm hoặc áo ngực tại quầy giảm giá. Mô hình này cũng tương tự với ý tưởng khách hàng trung thành mà các nhà bán lẻ vẫn áp dụng, và các nhà bán lẻ truyền thống đang bắt kịp với dữ liệu khách hàng trung thành trên khắp các kênh.

Xu hướng các nhà bán lẻ truyền thống tham gia vào mô hình đăng kí thành viên vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu. Trong những năm tới, các nhãn hiệu sẽ hướng tới sự hỗ trợ của logistics và phát triển bền vững và thậm chí tiến tới việc hợp tác hoặc thậm chí mua lại. Các nhà bán lẻ cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm sự khác biệt mới mẻ để tồn tại và tăng tính cạnh tranh.

Dâng Phạm

 

dang.pham