Đặc biệt đối với đội ngũ bán hàng, những người trực tiếp tạo nên doanh số cho doanh nghiệp và liên tục tiếp xúc với khách hàng. Đạt được tất cả những điều này đều không dễ dàng mà phải trải qua kinh nghiệm thực tế và sự thấu hiểu nhân viên của mình. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu về 3 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả mà bất kì doanh nghiệp nào đều có thể áp dụng.
1. Tạo động lực làm việc cho nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng với đặc thù công việc thường xuyên phải ra ngoài thị trường, tiếp xúc với khách hàng nên việc quản lý đội ngũ này luôn là bài toán khó cho những nhà lãnh đạo. Thêm vào đó, nhân viên bán hàng là những nhân viên đại diện cho công ty, mọi hành vi của họ đều khiến khách hàng có đánh giá tích cực tiêu cực về toàn bộ công ty.
Chính vì đặc điểm và vai trò quan trọng này nên nhà quản lý cần tìm cách làm sao để mỗi nhân viên có trách nhiệm và ý thức tự giác chủ động trong công việc của mình. Không còn là việc phải kèm cặp, theo dõi họ trong mọi tiến trình, khiến họ cảm nhận mình đang bị giám sát và làm việc với thái độ bị động, chống đối. Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả đề cao việc nhà lãnh đạo hiểu rõ từng nhân viên của mình. Tìm hiểu động lực làm việc của họ là gì, những khó khăn mà họ gặp phải và họ cần được đào tạo những gì. Sau đó bạn có thể xây dựng một kế hoạch đào tạo cho mỗi thành viên dựa trên điểm mạnh và kinh nghiệm chuyên môn của họ. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết làm thế nào để tận dụng tài năng của đội mình nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
2. Lắng nghe, thấu hiểu và khen thưởng nhân viên kịp thời
Nhân viên bán hàng được ví như bộ mặt của công ty, là người thường xuyên tiếp xúc trao đổi với khách hàng và hiểu khách hàng hơn ai hết. Vì vậy, những đánh giá về khách hàng thì nhân viên là người nắm rõ nhất. Thậm chí thông tin này còn rất có giá trị, có tính sát thực và quan trọng làm cơ sở cho mọi quyết định kinh doanh. Nhân viên sẽ rất dễ rơi vào trạng thái tự ái khi những thông tin họ đưa ra không được tiếp nhận. Do đó, nhà quản lý cần biết lắng nghe và quan tâm hơn với nhân viên bán hàng.
Ngoài ra, đừng quên công nhận thành quả đạt được khi hoàn thành công việc. Hãy khen thưởng những nỗ lực của nhóm bằng một buổi lễ tán dương hoặc một giải thưởng khi họ đạt được mục tiêu công việc. Hành động tuy không quá lớn lao nhưng sẽ là động lực thúc đẩy mọi thành viên trong nhóm tiếp tục nỗ lực và phát triển hơn.
3. Ứng dụng phần mềm công nghệ trong quản lý giám sát nhân viên
Là đối tượng thường xuyên phải hoạt động ngoài thị trường, nhân viên bán hàng được tự do thực hiện công việc, không có sự theo dõi sát sao của quản lý. Vì vậy tình trạng nhân viên tranh thủ làm việc riêng, cuối tháng khai khống lượt viếng thăm khách hàng, chia đơn ghép đơn để đảm bảo doanh số không còn xa lạ. Công nghệ là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này và là yếu tố bước ngoặt trong kinh doanh, nếu công ty vẫn mãi loay hoay với cách làm truyền thống thì hãy mạnh dạn thay đổi.