Tại Diễn đàn M&A diễn ra vào ngày 6.8.2019, đại diện của Ủy ban quản lý vốn nhà nước đã chia sẻ về quá trình triển khai doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn.
19 tập đoàn và tổng công ty trong các lĩnh vực mà nhà nước đang quản lý như dầu khí, điện lực, viễn thông, cà phê, cao su. ⅔ trong số 19 tổng công ty và tập đoàn đang hoạt động trong lĩnh vực điện, dầu khí, hệ thống viễn thông.
Thành lập từ tháng 3.2019, Ủy Ban quản lý vốn nhà nước có chức năng sở hữu đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Hiện Ủy ban quản lý vốn nhà nước đang sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp lớn đầu ngành như Vietnam Airlines, Petrolimex, VNPT, Mobifone, EVN, SCIC.
Quá trình cổ phần hóa chậm lại
Quá trình cổ phần hóa diễn ra chậm lại so với những năm trước do những nguyên nhân chưa công khai minh bạch nguồn tài chính trước khi trao cho các nhà đầu tư, điển hình là các tài sản bất động sản, theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục tài chính, Bộ Tài chính.
Ông Tiến cũng cho biết thêm, Luật chứng khoán sửa đổi sắp tới sẽ bổ sung việc các công ty cổ phần hóa sẽ tiến hành niêm yết sau khi đã thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Với quy trình đấu giá công khai của Việt Nam cần xích gần hơn với thông lệ quốc tế để giảm rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trên thực tế, có nhiều công ty nhà nước đã cổ phần hóa nhưng trì hoãn hoạt động niêm yết. Trong nửa đầu năm 2019, mới chỉ có bốn doanh nghiệp thoái vốn thành công trong khi còn tới 108 doanh nghiệp sẽ phải thoái vốn trong năm nay. Theo ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC, kết quả thoái vốn chậm lại không chỉ vướng ở việc cổ phần hóa mà còn vướng ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước không có giấy tờ hoàn chỉnh giấy tờ pháp lý trong việc sở hữu đất, thậm chí có những doanh nghiệp chỉ có hợp đồng thuê đất hay biên lai. Ngoài ra, theo ông Lai, để tăng tính cạnh tranh trong quá trình cổ phần hóa, không nên hạn chế tỉ lệ sở hữu nước ngoài và không hạn chế việc công bố thông tin.
Dâng Phạm