Toàn văn phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Đầu tư xanh Trà Vinh 2019

thunguyen

26/04/2019 13:45

Toàn văn bài phát biểu tại Hội nghị của ông Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. HCM về định hướng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm quả-rau-hoa.

Kính thưa

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

- Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương;

- Đồng chí Trần Chí Dũng - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ;

- Ông Lê Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ;

- Đại diện Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn;

- Các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các ngân hàng và các bạn sinh viên.

Trước thềm 30.4.2019, chúng tôi rất vui mừng và xúc động dự Hội nghị Đầu tư Xanh Trà Vinh 2019, vì đây là việc làm rất có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng hiệu quả, hiện đại, vì người nông dân, vì phát triển của tỉnh và đồng thời của vùng.

Chứng kiến lễ ký kết 10 văn bản vừa rồi chúng tôi thấy rất vui. Đây chính là hiện thực hóa liên kết của các nhà: từ nhà quản lý, nhà nước đến doanh nghiệp, người nông dân các nhà đầu tư tài chính.

Ông Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. HCM phát biểu tại Hội nghị Đầu tư Xanh Trà Vinh 2019 do Tạp chí Nhà Quản Lý phối hợp cùng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ tổ chức.
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP. HCM phát biểu tại Hội nghị Đầu tư Xanh Trà Vinh 2019 do Tạp chí Nhà Quản Lý phối hợp cùng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ tổ chức.

Chúng ta biết, vấn đề đặt ra cả nước từ lâu là làm sao thu nhập ở vùng nông thôn, miền núi sớm đuổi dần kịp thu nhập của thành thị. Số liệu thống kê thực tế cho thấy, với tốc độ tăng thu nhập của nông thôn miền núi trong thời gian vừa qua thì để thu nhập của nông thôn có thể bằng khoảng 2/3 thu nhập ở miền núi thì cần khoảng 15 năm nữa. Còn nếu để thu nhập của nông thôn bằng 80% thu nhập của thành thị thì cần hơn 30 năm nữa. Còn đối với miền núi Trung du phía Bắc, để thu nhập bằng 2/3 thành thị thì cần hơn 50 năm nữa.

Điều đó nói lên rằng chúng ta phải có những giải pháp mới để tăng thu nhập cho người nông dân ở nông thôn và vùng núi, để thu nhập này tiến nhanh hơn với thu nhập của vùng thành thị. Hay nói cách khác là phải làm cho thu nhập của nông dân tăng cao hơn chứ không phải là chờ thu nhập của công nghiệp tăng cao.

Câu hỏi là vậy thì nông nghiệp trồng cây gì nuôi con gì, trồng nuôi như thế nào và bán như thế nào để có thu nhập tăng mạnh mẽ cho người nông dân, để càng ngày càng có thu nhập tăng.

Chúng ta đang có những sản phẩm quốc gia như là lúa gạo, cá da trơn, nấm, tôm, cà phê và sâm Việt Nam. Sáu sản phẩm này được đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia, nhưng có một loại sản phẩm không thuộc chương trình quốc gia mà vừa qua đã tăng rất nhanh về sản lượng, đem lại hiệu quả cao cho  nông dân, đó chính là nhóm mặt hàng rau, củ và hoa. Không phải là sản phẩm quốc gia, nhưng trong năm 2016 nhóm mặt hàng này xuất khẩu đạt 2,45 tỉ USD, như vậy là cao hơn sản phẩm dầu thô và gạo.

Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD)
Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Bài trình bày của ông Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Đầu tư Xanh Trà Vinh 2019

Trong 18 năm qua, dầu thô từ chỗ đem lại giá trị xuất khẩu 7 đến 8 tỉ USD, giờ đây giảm xuống còn trên dưới 2 tỉ USD. Đây là ngành mà sử dụng tài nguyên không bền vững, vì khai thác xong là hết. Nhưng trồng và nuôi có thể trở thành ngành phát triển bền vững vì trồng năm nay, năm sau trồng tiếp. Nhân loại đã trồng 3.000 năm, nên nông nghiệp chính là ngành kinh tế phát triển bền vững.

Năm 2001, ngành gạo xuất khẩu được trên 3 tỉ USD, còn rau, quả, hoa đạt khoảng 500 triệu USD nhưng 18 năm qua, mặt hàng chưa được coi là sản phẩm quốc gia này đã tăng lên thành 3,5 tỉ USD.

Vậy thì vị trí (các ngành hàng - NQL) thì như thế nào? Chúng ta thấy có những nhận định như thế này. Về xuất khẩu cá da trơn, 18 năm qua ổn định và tăng nhẹ, năm 2018 đạt 2,2 tỉ USD, năm 2025 ước đạt 5 tỉ USD.

Dầu thô giảm mạnh, năm 2018 đạt trên 2 tỉ USD và nếu có thêm mỏ mới thì tới 2025 có thể đạt khoảng 3 - 4 tỉ USD. Về rau, quả và hoa, năm 2020 dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD và 2025 12 tỉ USD. Đây là sản phẩm có tiềm năng rất lớn và có khả năng đóng góp cao hơn cả gạo, cà phê, dầu thô.

Giá trị xuất khẩu quả - rau - hoa (đơn vị: triệu USD)
Giá trị xuất khẩu quả - rau - hoa (đơn vị: triệu USD)

Tuy nhiên kết quả 2017-2018 cho chúng ta một suy nghĩ rất đáng lưu ý. Đó là giá trị xuất khẩu rau, quả và hoa chững lại, năm 2018 đạt khoảng 3,5 tỉ USD, vẫn còn rất là cao nhưng giá trị xuất khẩu nằm ngang.

Tại sao như vậy, tại sao đang tăng như vậy lại nằm ngang? Cái này là ngắn hạn hay dài hạn? Tôi xin phân tích các nguyên nhân.

Thứ nhất, cho đến bây giờ Chính phủ không có chính sách hỗ trợ cho rau quả và hoa như một sản phẩm quốc gia. Mặc dù vấn đề này chúng tôi có kiến nghị Quốc hội năm 2015. Cho nên trồng và xuất khẩu rau, hoa quả và hoa thực chất mang tính tự phát. Đến 2017-2018 đạt ngưỡng rồi, không tăng nhanh được nữa.

Nguyên nhân thứ hai là các nước nhập khẩu mà đặc biệt là Trung Quốc chiếm khoảng 70% rau quả Việt Nam thì họ ngày càng khắt khe hơn với tiêu chuẩn đầu vào, chất lượng, công nghệ. Nếu họ độ đòi hỏi xuất xứ nguồn gốc thì các hộ sản xuất đơn lẻ không cung cấp được. Như vậy từ năm 2018 Trung Quốc khắt khe hơn thì chúng ta xuất khẩu chậm hơn. Đấy cũng là đúng quy luật. Theo đó thì các hộ sản xuất đơn lẻ chúng ta biết là không thể đáp ứng nhu cầu cao hơn về đề xuất khẩu.

Hạn chế thứ ba đó là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào trồng và chế biến rau quả còn rất ít . Nếu thống kê thì diện tích doanh nghiệp dùng để trong các loại rau, quả và hoa không tới 10% và lao động họ sử dụng không tới 10% cho nên là vai trò hỗ trợ của hợp tác xã vẫn còn rất hạn chế.

Cơ cấu xuất khẩu quả - rau - hoa của Việt Nam sang các nước năm 2018 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Cơ cấu xuất khẩu quả - rau - hoa của Việt Nam sang các nước năm 2018 - Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Về thị trường xuất khẩu chính quả - rau - hoa của Việt Nam, thị trường Trung Quốc đang chiếm 73%, Mỹ chiếm 3,4% Hàn Quốc là 2,9% Nhật Bản là 2,7% và Đức là 1,5% còn lại là 15%. Như vậy nếu thị trường Trung Quốc mà siết lại là mình chịu ảnh hưởng ngay. Do đó, chúng ta phải có cơ chế mới để đa dạng hóa thị trường đặc biệt là thị trường đòi hỏi cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu. Chúng ta đã mở được rồi nhưng nhưng đoàn quân tiên phong vẫn còn nhỏ.

Từ đó, chúng tôi xin kiến nghị 3 giải pháp.

Giải pháp thứ nhất là cần có chương trình phát triển sản phẩm quốc gia về quả, rau và hoa giai đoạn từ nay đến 2025. Điều này không khó, vì đã có 6 chương trình được phê duyệt rồi, nhưng mà phải thêm cái thứ 7.

Thứ hai là cần xác định người cung cấp quả - rau - hoa xuất khẩu đạt chất lượng cao chủ yếu đến từ các hợp tác xã, mới đảm bảo tự quản lý, đảm bảo hỗ trợ đầu vào và tay nghề cũng như tiếp nhận vốn vay. Hiện nay, ĐBSCL chúng ta có 1.180 hợp tác xã nhưng hợp tác xã rau, quả, củ chỉ có 10%, còn hạn chế.

Theo báo cáo của Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và công ty Lavifood, công ty tập trung vào chế biến chứ không phải trồng hãy để cho người dân nông dân tự trồng và trồng qua hợp tác xã, còn công ty phải tập trung vào chế biến. Điều đó tôi ủng hộ.

Vì vậy, kiến nghị thứ ba là cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến và xuất khẩu quả - rau - hoa mà nguồn cung chính là từ các hợp tác xã. Và chúng ta cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến về đất đai và vốn. Tôi rất cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh trong thời gian có 4 tháng mà đã tìm ra đất để cho công ty Lavifood làm khu công nghiệp chế biến và trung tâm hỗ trợ chuẩn bị làm kho hàng ngàn tấn nguyên liệu ở duyên hải. Trong vòng 6 tháng quyết định bao nhiêu điều như vậy là thái độ hết sức kịp thời. Đề nghị hội trường hoan nghênh lãnh đạo Trà Vinh.

Vậy đầu tư xong có sợ thiếu hàng hay không?

Không sợ. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 60% xuất khẩu rau quả hoa của cả nước, nhưng số doanh nghiệp chế biến rau quả hoa cả nước ở Đồng bằng sông Cửu Long có 6 cơ sở trên tổng số 135 cơ sở. Đấy là điều mất cân đối nghiêm trọng. Chiếm 60% xuất khẩu nhưng số doanh nghiệp chế biến chiếm 4% doanh nghiệp chế biến cả nước.

Nếu tính ước lượng để đáp ứng tỉ lệ 60% sản phẩm rau - quả - hoa xuất khẩu thì cần 80 cơ sở. Hiện nay mới có sáu cái và cái anh Thành đây (mới khởi công - NQL) là cái thứ bảy. Thị trường còn mênh mông nên chúng tôi rất mong với kết quả sẽ nhận được trong từ đây đến hết năm sau thì trước mắt cái trung tâm Trà Vinh cứ nhận tiêu thụ cho vùng và sau đó mở rộng ra các tỉnh khác.

Ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Lê Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ
Ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Lê Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ (Ảnh: Bảo Zoãn, Trọng Tín, Hoàng Việt)

Chúng tôi thấy liên minh hợp tác xã của 11 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long góp phần truyền tải thông tin nếu nông dân có sản phẩm quả ra hoa của hợp tác xã đạt chất lượng không sợ không có nơi tiêu thụ. Nơi tiêu thụ vụ là Lavifood và anh Lê Thành. Chúng ta có thể làm một mạnh trong vòng bán kính 30 cây số có một kho và một trung tâm chế biến để đảm bảo đi lại trong vòng 1 giờ.

Chúc anh Lê Thành sẽ được ủng hộ của các tỉnh miền Tây và hình thành một mạng lưới các cơ sở chế biến và kho lạnh ở đồng bằng sông Cửu Long để Đồng bằng sông Cửu Long tạo đột phá xuất khẩu quả - rau - hoa cho 10 năm tới.

Chúng ta cần cơ chế bốn trụ cột để thúc đẩy sản xuất chế biến xuất khẩu quả - rau - hoa. Trụ cột thứ nhất là có chương trình quốc gia. Trụ cột thứ hai là phát triển hợp tác xã kiểu mới. Trụ cột thứ ba là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu quả ra hoa. Và trụ cột thứ tư là cấp ủy chính quyền quan tâm coi bên cạnh tôn bên cạnh cá thì trồng quả rau hoa xuất khẩu chính là nguồn giải pháp giúp nâng cao phát nghèo nhanh nhất và bền vững. Nếu thiếu cái đầu tiên thì ba cái dưới vẫn làm được, không chờ ở trên.

Và nếu đồng chí Bí thư Chủ tịch tỉnh đồng ý thì anh Lê Thành đồng ý thì chúng ta nên làm một thư kiến nghị gửi Thủ tướng đề xuất sớm có chương trình quốc gia là sản xuất xuất khẩu quả - rau - hoa. Tôi sẵn sàng ký vào đó là người thứ tư.

Xin chúc ngày hôm nay sẽ là một mở đầu mới, tốt đẹp, ý nghĩa với Trà Vinh, Lavifood và Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ. Và hy vọng rằng một năm sau vừa có trung tâm hỗ trợ nông dân, vừa có nhà máy chế biến, lúc đó tỉnh Trà Vinh sẽ có một bộ dạng mới!

Tạp chí Nhà Quản Lý (ghi)

thunguyen