Thanh tra vụ việc Vinaconex nợ tiền giải phóng mặt bằng của dân - vậy ai đang là lãnh đạo doanh nghiệp này?

Hồng Vũ

25/06/2024 18:30

Trong quá trình triển khai mở rộng và hoàn thiện dự án đường Láng - Hòa Lạc, Tổng Công ty CP Vinaconex (Vinaconex) bị cử tri kiến nghị một số thiếu sót trong giải phóng mặt bằng. Trước những vấn đề này, dự kiến Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ TN-MT sẽ sớm có kết luận đối với vụ việc.

Theo đó, tại phiên họp Hội đồng nhân dân thành phố mới đây, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, cơ quan này đang kiểm tra chi phí giải phóng dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc do Tổng Công ty CP Vinaconex thực hiện.

Bà Hồ Vân Nga, Trưởng ban Kinh tế, Ngân sách HĐND TP. Hà Nội Hồ Vân Nga cũng nêu kiến nghị của cử tri xung quanh việc Vinaconex nợ dân tiền giải phóng mặt bằng.

Giải thích rõ hơn về vấn đề trên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, một số hộ bàn giao đất nhưng phương án có sai, nên các cơ quan chức năng phải xem xét lại. Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ sớm có kết luận.

dau-tu-dat-nen-hoa-lac-mot-von-bon-loi-1719219985.jpeg

Dự án đường Láng - Hòa Lạc do Vinaconex làm tổng thầu.

Trước đó, nhiều hộ dân tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội phản ánh, dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Dù dự án đã hoàn thiện nhiều năm tuy nhiên trên 100 hộ dân thuộc diện phải di dời, nhường đất cho dự án vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ tạm cư.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất, sau nhiều lần có văn bản đề nghị, đến nay Vinaconex chưa chi trả hơn 14,5 tỉ đồng cho đơn vị này để trả cho người dân. Ngoài số tiền 14,5 tỉ chi trả cho tổ chức hộ gia đình cá nhân (chủ yếu là hỗ trợ tạm cơ), Vinaconex còn nợ gần 400 triệu đồng chi phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của trung tâm.

Được biết, dự án đường Láng - Hòa Lạc mở rộng có tổng mức đầu tư hơn 7.527 tỷ đồng, tổng chiều dài 29,264 km, mặt cắt từ 140 đến 170 m, gồm bốn làn xe cao tốc và hai làn xe nội bộ, hơn 50 cầu, hầm chui các loại. Ðây sẽ là tuyến đường hiện đại, đẹp nhất của Thủ đô Hà Nội. Dự án được khởi công xây dựng từ 20/3/2005 do Vinaconex làm tổng thầu.

Tập đoàn Vinaconex được thành lập vào ngày 27/9/1988 với tên gọi Công ty Dịch vụ và Xây dựng Nước ngoài, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý lao động ngành xây dựng của Việt Nam làm việc tại nước ngoài. Năm 1991, công ty chuyển đổi mô hình thành Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu lao động. Năm 1996, Vinaconex tái cơ cấu theo mô hình Tổng công ty 90 của Chính phủ, mở rộng quy mô đa ngành bao gồm xây lắp; xuất khẩu lao động; xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư…. 

70ebfdb57e24dd7a8435-1719219849.jpg

Ông Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch HĐQT của Vinaconex.

Năm 2004, công ty Vinaconex chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức Tổng công ty Cổ phần, hoạt động đa doanh trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh và đầu tư phát triển bất động sản. Vào năm 2018, công ty Vinaconex chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đại chúng không có vốn Nhà nước. Theo các số liệu báo cáo tài chính năm 2020, tổng tài sản của tập đoàn là 16.435 tỷ đồng, tổng doanh thu là 5.104 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.006 tỷ đồng. 

Hiện nay, tập đoàn Vinaconex sở hữu 37 công ty con và liên kết hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, đầu tư bất động sản, du lịch, giáo dục, y tế,……Công ty có các chi nhánh và văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh thành mạng lưới trên khắp cả nước và một số quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar… Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vinaconex hiện tại là ông Đào Ngọc Thanh; Tổng giám đốc là ông Nguyễn Xuân Đông.

Ông Đào Ngọc Thanh – chủ tịch Vinaconex sinh ngày 30/12/1946 tại xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là một doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư phát triển bất động sản tại thị trường Việt Nam. Từ năm 1971 -2003, ông là giảng viên của trường Đại học Xây dựng, với vai trò làm tư vấn cho nhiều dự án bất động sản lớn. Vào năm 2003, ông quyết định rời bục giảng và thực hiện công việc kinh doanh, bắt đầu cho siêu dự án Ecopark – Khu đô thị sinh thái lớn nằm ở phía Đông của Hà Nội. 

Ông Đào Ngọc Thanh chính thức nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Vinaconex – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam từ năm 2019. Trước đó, ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong các công ty con và liên kết của Vinaconex, như Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Việt Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Cotana (CSC), Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (API)…

Ông Đào Ngọc Thanh cũng là người đại diện nhóm cổ đông An Quý Hưng, công ty nắm giữ trên 57% vốn điều lệ của tập đoàn Vinaconex. 

Một số dự án tiêu biểu của tập đoàn do ông Đào Ngọc Thanh – chủ tịch Vinaconex trực tiếp tham gia đầu tư xây dựng có thể kể đến là Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính; Khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ; Khu đô thị mới Cát Linh – La Thành; Green Diamond 93 Láng Hạ, Khu du lịch nghỉ dưỡng Tuy Hòa, Phú Yên; Cát Bà Amatina, Khu Công nghệ cao 2 Hòa Lạc,…

Trong chặng đường sự nghiệp kinh doanh đầu tư bất động sản của ông Đào Ngọc Thanh – chủ tịch Vinaconex, ông đã được vinh danh là doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam nhiều năm, xây dựng hàng trăm các dự án bất động sản cao cấp đa dạng loại hình như khu nghỉ dưỡng, du lịch, đô thị mới,… đạt được nhiều thành tựu ấn tượng được nhiều đối tác lựa chọn và đánh giá cao. 

 

Hồng Vũ