Whittingham bắt đầu nghiên cứu về các dòng pin lithium-ion từ những năm 1970. Vào thời điểm đó, khủng hoảng khiến giá dầu ở mức cao, thế giới dấy lên mối quan tâm lớn về một loại năng lượng hiệu quả. Whittingham đã phát triển một dòng pin kết hợp giữa hợp chất hóa học lithium và titanium, có thể sản xuất ra nguồn năng lượng có điện áp 2V. Tuy nhiên, nhược điểm của pin lithium lúc bấy giờ là có thể phát nổ trong khi dùng. Nhà nghiên cứu người Anh gốc Mỹ này khẳng định, các dòng pin lithium-ion có thể được bao bọc bởi một loại vật liệu đặc biệt nhằm tạo ra một loại pin có trọng lượng nhẹ.
Năm 1980, Goodenough đã phát hiện ra, hợp chất giữa lithium với oxit coban có thể tạo ra loại pin có năng lượng nhiều hơn, ở mức 4V. Nghiên cứu của ông là một bước quan trọng trong việc phát triển các dòng pin có điện áp cao hơn và an toàn hơn.
Dựa trên ý tưởng của Goodenough, Yoshino đã dùng một loại vật liệu từ carbon để bọc ngoài pin lithium-ion. Kết quả cho thấy, phiên bản pin lithium do Yoshino tạo ra nhẹ hơn và có thể nạp lại nhiều lần.
Đại diện gải thưởng Nobel nhận định trong thông cáo báo chí, từ khi chính thức thương mại hóa vào năm 1991, pin lithium-ion đã thay đổi thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của mạng không dây, một xã hội giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, và nhân loại được thừa hưởng lợi ích nhiều nhất.
Gregory Offer, một chuyên gia trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí tại Đại học Quốc gia London ca ngợi công trình nghiên cứu của giáo sư người Đức, Goodenough như “một trong những phát kiến mấu chốt của thế kỉ 21”, theo Reuters.
“Phát minh của pin lithium-ion chính là một con ngựa kéo vô hình của kỉ nguyên di động”, theo nhận định của Paul Coxon, nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Anh.
Cả ba chủ nhân của giải Nobel đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của năng lượng dự trữ, những thứ nằm ngay trong túi của bạn”, Coxon nói. “Đây là một ví dụ tuyệt vời của những phát kiến đi ra từ phòng thí nghiệm, mà ngày nay mọi người đều cầm nắm kết quả trên tay”.
Nobel là giải thưởng trao cho những cá nhân có đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực như khoa học, văn học và hòa bình bắt đầu từ năm 1901. Giải thưởng mang tên của người đã thành lập ra quỹ - nhà phát minh thuốc nổ và doanh nhân người Thụy Điển, Alfred Nobel.
Ba nhà khoa học sẽ cùng chia nhau giải thưởng trị giá 981.000 USD. Họ cũng sẽ nhận huy chương và được vinh danh tại Lễ trao giải Nobel vào ngày 10.10 tại Thụy Điển.