Mặc dù hạn chế sở hữu đã phần nào dỡ bỏ từ năm 2015 nhưng việc nới room hoàn toàn vẫn diễn ra chậm, VinaCapital đưa nhận định ra trong báo cáo của mình.
Theo thống kê, 48 công ty niêm yết dẫn đầu, tương ứng với vốn hóa 22,5 tỉ USD, đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài. Bán lẻ và ngân hàng là hai trong số các lĩnh vực có sức hút lớn nhất với các nhà đầu tư ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một số công ty dẫn đầu thị trường như Thế Giới Di Động, FPT, MBBank, Techcombank hay VPBank, ACB đã kín room ngoại từ những ngày đầu niêm yết. Tỉ lệ sở hữu nước ngoài chiếm 20% trong tổng giá trị vốn hóa, 37% thuộc sở hữu nhà nước.
Tính đến cuối tháng 8.2019, thị trường Việt Nam có vốn hóa vào khoảng 195,6 tỉ USD, tăng gấp sáu lần so với thời điểm năm 2009. Tuy nhiên, trung bình giá trị giao dịch mỗi ngày chiếm khoảng 0,1% so với tổng vốn hóa.
Theo khảo sát của Brain cho thấy, 90% nhà đầu tư bình chọn Việt Nam và Indonesia là những thị trường nóng nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Các nhà đầu tư cũng có xu hướng chú ý hơn đến hình thức đầu tư PE (đầu tư vào các công ty cổ phần chưa niêm yết). Theo báo cáo của Grant Thornton, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tăng trưởng đầu tư theo hình thức PE năm 2018, tăng gần 300%, trong khi các quốc gia khác trong nhóm ASEAN -5 lại có xu hướng giảm.
Dâng Phạm