Chiến lược tập đoàn thường có hai mặt, một mặt được chăm chút bởi các nhà lãnh đạo tập đoàn, do bị ám ảnh bởi sự đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh từ những năm 1960.
Mặt còn lại là sự không đồng thuận các các công ty thành viên, do nhiều chiến lược tập đoàn không thể hiện đúng tầm nhìn và kỳ vọng của các nhà lãnh đạo công ty thành viên.
Chiến lược tập đoàn đúng là không bắt buộc các công ty thành viên khác biệt nhau giảm bớt nhu cầu và lợi ích của mình.
Bài viết được Vũ nghiên cứu và chia sẻ dựa trên lý thuyết Lợi thế cạnh tranh của Giáo sư Michael Porter.
Ba điểm cần lưu ý với chiến lược tập đoàn
Chuyển đổi từ tăng trưởng sang hiệu quả hoạt động
Thay vì chạy theo sự tăng trưởng nằm trong tương lai, sự tăng trưởng khó có thể kiểm soát, chiến lược tập đoàn cần dịch chuyển trọng tâm từ tăng trưởng quay về gia tăng hiệu quả hoạt động.
Tối ưu tất cả các hoạt động trong toàn bộ các công ty thành viên trước tiên, vì điều này đảm bảo sự tinh gọn và sự phát triển bền vững.
Chuyển đổi từ tăng trưởng sang phát triển lợi thế cạnh tranh
Tăng trưởng luôn đi kèm với chi phí cơ hội cùng sự đầu tư, và những hy sinh nhằm đạt được những mục tiêu không chắc chắn.
Tăng trưởng có thể làm gia tăng áp lực, dẫn đến xói mòn văn hoá thương hiệu, nó cũng có thể khiến tập đoàn mất tập trung và đánh mất lợi thế cạnh tranh vào các doanh nghiệp mới gia nhập ngành hoặc các đối thủ hiện hữu.
Để tránh tình trạng này, chiến lược tập đoàn cần dịch chuyển trọng tâm từ tăng trưởng trở về tập trung phát triển lợi thế cạnh tranh, điều này cũng hỗ trợ và hướng đến sự phát triển chuyên biệt hoá, giúp các công ty thành viên trở thành thương hiệu dẫn đầu.
Chiến lược tập đoàn dựa trên cơ sở là lợi thế cạnh tranh
Một chiến lược tập đoàn tốt không phải dựa trên mục tiêu tài chính, mà nó dựa trên sự thấu hiểu các công ty thành viên và biết được lợi thế cạnh tranh của từng thành viên trong tập đoàn.
Lợi thế cạnh tranh là nền tảng hoạch định chiến lược thành viên, điều này đảm bảo tập đoàn nhìn rõ được nguồn lực và cung cấp ngân sách phù hợp, điều này giúp các công ty thành viên đạt được lợi thế chiến lược trong ngành của mình.
Bài viết liên quan
Chiến lược khác biệt hoá là gì? 7 cách thức tạo dựng sự khác biệt hoá
Ba cấp độ chiến lược tập đoàn
Chiến lược cấp tập đoàn
Tổng hợp các danh mục sản phẩm/ dịch vụ từ nhiều đơn vị kinh doanh (Tập hợp gồm các công ty hoặc các thương hiệu con)
Chiến lược kinh doanh cấp tập đoàn là chiến lược của ban lãnh đạo cấp cao nhất, tác động đến mọi hoạt động trong tương lai của tổ chức (nhiều công ty, lĩnh vực kinh doanh khác nhau). Nó hướng dẫn mọi quyết định liên quan đến sự phát triển mới, sáp nhập, hoặc đa dạng hoá đầu tư.
Chiến lược cấp công ty
Chiến lược kinh doanh cấp công ty được xây dựng tích hợp vào chiến lược tập đoàn(dựa trên những mục tiêu mà cấp tập đoàn yêu cầu). Chiến lược cấp công ty sẽ tập trung vào ngành cụ thể.
Vì sự khác biệt này, nhiều tập đoàn đã phân chia thành các đơn vị kinh doanh chiến lược (strategic business unit) SBU.
SBU là lập chiến lược cho những thương hiệu với ngành nghề cụ thể, và thường đề xuất các chiến lược này một hoặc hai lần mỗi năm.
Chiến lược cấp bộ phận
Chiến lược cấp bộ phận là những chiến lược tích hợp, thường bao gồm: chiến lược thương hiệu, marketing, phân phối, tài chính, sản xuất, hậu cần và nguồn nhân lực (dựa trên mục tiêu mà cấp công ty yêu cầu).
Những chiến lược cấp độ này tập trung vào một chức năng, phòng ban cụ thể, tận dụng và phát huy nguồn lực của công ty ở cấp độ bộ phận, đảm bảo đảo sự phối hợp hài hoà giữa những bộ phận chức năng khác nhau trong một công ty.
Bài viết liên quan
Chiến lược tập trung và 3 ưu thế cạnh tranh
Tại sao các chiến lược tập đoàn không thành công?
Giáo sư Michael Porter đã đưa ra các vấn đề dẫn đến sự thất bại của các chiến lược tập đoàn như sau:
Quản lý cùng lúc tất cả các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh cấp đơn vị là nhiệm vụ trung tâm mang tính quyết định trong chiến lược tập đoàn nhưng được thực hiện không thành công. Lý giải cho sự thất bại này là tập đoàn không có năng lực để quản lý, thực thi và phát triển tốt các danh mục này một cách tập trung.
Hợp lực (synergy) là thuật ngữ mô tả việc kết hợp giữa nhiều đơn vị kinh doanh không hề liên quan đến nhau, tuy nhiên việc hợp lực này không đem lại thành công trong thực tế, vì nhiều đơn vị kinh doanh không liên quan đến nhau không hỗ trợ được nhau. Đây là trường hợp của tập đoàn phát triển đa dạng nhưng các công ty thành viên không liên quan tới lĩnh vực hoạt động, ngành nghề của nhau.
Khi đã nhìn nhận ra các vấn đề dẫn đến sự thất bại của chiến lược tập đoàn, Michael Porter cũng đã đề xuất một mô hình và giải pháp để thực hiện chiến lược tập đoàn, Vũ đã nghiên cứu và chia sẻ phương pháp luận này theo một cách tiếp cận gần gũi và dễ hiểu hơn.
Mô hình chiến lược tập đoàn theo chiều ngang
Chiến lược tập đoàn theo chiều ngang được tạo ra bởi sự kết hợp hai yếu tố là hợp lực và phân quyền.
Chiến lược theo chiều ngang gồm tập hợp các mục tiêu và chính sách trải dài qua các đơn vị kinh doanh khác biệt nhưng có liên hệ với nhau. Chiến lược theo chiều ngang cần được thiết lập từ phòng ban, tới các đơn vị trong tập đoàn.
Xây dựng chiến lược tập đoàn hợp lực
Tập đoàn cần tập trung vào các công ty thành viên có liên quan và hỗ trợ nhau được trong mô hình chiến lược. Điều này dẫn tới việc các tập đoàn cần phải bán bớt các công ty thành viên không phù hợp với chiến lược chung, và các tập đoàn cũng cần mua lại/ sáp nhập các công ty có thể hợp lực tốt.
Sử dụng mô hình chiến lược tập đoàn theo chiều ngang, trong đó hệ thống và phân chia rõ mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của các công ty thành viên.
Chiến lược tập đoàn theo chiều ngang cũng cần sắp xếp, thể hiện các ranh giới và các khu vực mà các công ty thành viên có thể phối hợp và hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục tiêu chung.
Phân quyền trong chiến lược tập đoàn
Sự phân quyền là giải pháp tốt cho chiến lược cấp tập đoàn, trong đó các lãnh đạo các đơn vị kinh doanh được uỷ quyền vận hành, chịu trách nhiệm và được tưởng thưởng phù hợp với kết quả kinh doanh. Sự phân quyền đã được chứng minh là nền tảng cho thành công của nhiều tập đoàn.
Chiến lược theo chiều ngang cần được vận hành bởi những chính sách tạo ra thuận lợi cho các mối liên kết tương quan của các đơn vị thành viên kết hợp với sơ đồ tổ chức phân quyền.
Ba mối liên kết tương quan chiến lược tập đoàn
Mối liên kết hữu hình: đây là các hoạt động liên quan đến người mua của các đơn vị thành viên trong tập đoàn có liên quan đến nhau như hệ thống phân phối, công nghệ.
Mối tương quan hữu hình sẽ làm gia tăng lợi thế cạnh tranh nếu các liên kết này làm giảm chi phí sản xuất hoặc tăng cường thêm sự khác biệt hoá thương hiệu.
Mối liên kết vô hình: đây là các hoạt động liên quan nhiều tới trí tuệ và chất xám trong tập đoàn, cụ thể là các phương pháp quản lý, đào tạo và kinh nghiệm.
Mối liên kết vô hình làm gia tăng lợi thế cạnh tranh thông qua các hoạt động đào tạo, chia sẻ những kỹ năng quản lý hoặc bí quyết cắt giảm chi phí, tối ưu hoạt động.
Mối liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh: đây là các hoạt động cạnh tranh xuất phát từ sự cạnh tranh thực sự trong ngành. Mối liên kết này là một nội dung đối chiếu tới sự liên kết hữu hình và vô hình, giúp tập đoàn nhận biết rõ các liên kết hữu hình và vô hình mà tập đoàn đang sở hữu có hiệu quả và tạo ra lợi thế hay không.
Mối liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh giúp tập đoàn nhận biết được các điểm nóng có thể khai thác nhằm giảm chi phí hoặc gia tăng sự khác biệt hoá thương hiệu.
Kết
Chiến lược tập đoàn theo chiều ngang là khái niệm hướng đến thấu hiểu và phân quyền cho các công ty thành viên có thể tự thiết lập chiến lược riêng của mình dựa trên lợi thế cạnh tranh của các công ty thành viên đó, không dựa trên yêu cầu từ phía trên tập đoàn đưa xuống.
Điều này có thể hiểu đơn giản là chiến lược được hướng dẫn từ tập đoàn xuống công ty thành viên, nhưng xây dựng chiến lược là do các công ty thành viên tự thực hiện.
Ngân sách xây dựng chiến lược tập đoàn hợp lực theo chiều ngang sẽ là do các công ty thành viên tự đề xuất lên cấp tập đoàn, chứ không phải từ tập đoàn đưa xuống. Vì một chiến lược công ty phù hợp chỉ có đơn vị thành viên đó thực hiện và đưa ra ngân sách đúng với nguồn lực và lợi thế cạnh tranh.
Xin chân thành cảm ơn,
Nguồn: Chiến lược tập đoàn là gì? 1 mô hình và 2 yếu tố quyết định thành công - Vũ Digital (vudigital.co)