Cách Tổng thống Mỹ John F. Kennedy thuyết trình đơn giản như kể chuyện

Phạm An Nhiên

29/11/2022 12:24

Có thể bạn chưa biết: Bryan Stevenson – diễn giả được khán giả đứng lên hoan hô lâu nhất trong lịch sử TED đã dành 65% thời gian thuyết trình chỉ để… Kể Chuyện.

Một ý tưởng, từ tâm trí con người, nó có thể khơi dậy một làn sóng nhen nhóm cho những đổi thay và cũng có thể kiến tạo cho lai tương lai chúng ta.

Nhưng một ý tưởng sẽ không có sức mạnh nếu nó chỉ nằm im trong suy nghĩ và cảm nhận của riêng mỗi người. Khi ý tưởng không được bộc lộ ra cho người khác cơ hội tranh luận, nó sẽ chết trong thinh lặng. Hoặc cũng có rất nhiều người từng cố gắng diễn đạt ý tưởng của mình và nó không được chấp nhận, bị từ chối trong khi một ý tưởng tầm thường hoặc trung bình nào đó lại được nhận được sự đồng thuận. Và sự khác biệt duy nhất giữa hai ý tưởng là cách mà chúng được truyền tải. Một khi ý tưởng có được sự cộng hưởng khi trình bày, sự thay đổi sẽ xuất hiện.

Ý tưởng được Nói là ý tưởng thành công 

Khi một ý tưởng được nói ra, nó sẽ hiện hữu trong cuộc sống, mang tiềm năng cho sự đổi thay. Đó là sức mạnh, cũng là thử thách lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt khi rèn luyện kỹ năng truyền tải, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục người khác. Không ngoa khi nói rằng, kỹ năng thuyết trình có năng lực thay đổi thế giới. Nhưng phải là những bài thuyết trình có ý tưởng được truyền tải và đón nhận rộng rãi. Người khác phải thấy được nó, hiểu và chấp nhận thực hiện nó, đó mới là thành công. Và cách truyền đạt ý tưởng hiệu quả nhất chính là kể chuyện.

Suốt hàng ngàn năm, khi thế hệ cha ông ta chưa có chữ viết, chưa được đến trường để chuyên tâm học hành, họ vẫn truyền tải và thuyết phục người đời sau lưu giữ các giá trị và văn hóa rất tốt. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, chúng vẫn vẹn nguyên không đổi. Và cách duy nhất họ sử dụng, chính là kể chuyện. 

Thuyết trình đơn giản như một câu chuyện 

Khi nghe kể chuyện, con người sẽ có phản ứng thể chất; tim có thể đập nhanh, mắt có thể mở to, và tâm trí bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ như "Ôi, tôi thấy lạnh sống lưng" hoặc, "Tôi có thể cảm nhận nó trong thâm tâm". Chúng ta thường có phản ứng thể chất khi được nghe kể chuyện. Đó là lý do mà một câu chuyện thường được kể và được đón nhận nồng nhiệt hơn. Đây cũng là lý do mà những bài diễn văn, những bài thuyết trình đỉnh cao nhất mọi thời đại thường bắt đầu bằng một hoặc một số câu chuyện. 

Martin Luther King bắt đầu bài diễn văn bất hủ từ câu chuyện của những giấc mơ. Steve Jobs bắt đầu từ câu chuyện của khát khao và sự hoàn hảo dành cho Apple. Hay Obama, ông thường bắt đầu bằng một câu chuyện đời thường ôm trọn nỗi trăn trở của ông đối với đời sống của những công dân nước Mỹ. 

Câu chuyện chính là chìa khóa, là chất liệu bền vững biến bài thuyết trình trở nên thuyết phục hơn, hấp dẫn hơn. 

Jamie Oliver là một đầu bếp nổi tiếng với bài diễn thuyết “Teach every child about food” - chia sẻ tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ em về thực phẩm. Ông đã mang đến những câu chuyện thú vị về thực phẩm, về trẻ em cùng thông điệp mạnh mẽ qua dự án chống béo phì ở Huntington, một thị trấn có tỷ lệ béo phì cao nhất nước Mỹ. Nhờ vậy, bài thuyết trình của ông nhanh chóng thu hút sự chú ý của hàng triệu người, nhận được các phản hồi tích cực và cả những cam kết hành động vì lợi ích chung cho thế hệ trẻ. 

jf-kennedy-nasa-edited-9060-1623669053-1662184264.jpg

Tổng thống John F. Kennedy phát biểu trước quốc hội Mỹ ngày 25/5/1961. Ảnh: NASA.

Tổng thống John F. Kennedy cũng đã góp phần làm thay đổi ngành công nghiệp vũ trụ nước Mỹ bằng bài phát biểu “Chúng tôi chọn đi tới mặt trăng”. Bài thuyết trình tựa như một minh chứng thuyết phục nhất của Tổng thống John F. Kennedy về tầm quan trọng của việc khám phá, chinh phục không gian và tài trợ cho Đề án Apollo. Để khẳng định tầm quan trọng của dự án, ông đã kể câu chuyện của không gian vũ trụ, gợi nhắc cho khán giả những hình dung đầu tiên và thuyết phục họ tin vào điều đó. Ông Kennedy khẳng định rằng Hoa Kỳ cần phải có những nhà lãnh đạo trong việc thăm dò không gian và ông đã thành công trong quá trình dẫn dắt và thuyết phục mọi người bằng câu chuyện của riêng mình. 

Bản thân mỗi câu chuyện luôn có một màu sắc, một âm điệu và một cảm xúc rất riêng. Chính vì thế, khi diễn giả khéo léo lồng ghép những câu chuyện vào bài nói, ý tưởng sẽ được truyền tải một cách gần gũi hơn, nhanh chóng hơn. Tỉ lệ thuyết phục thành công cũng nhờ thế mà được tăng cao hơn rất nhiều. 

Kể một câu chuyện rất dễ. Nhưng để kể thuần thục một câu chuyện nhằm truyền tải thông điệp của bài thuyết trình, chúng ta cần cả tài năng và kỹ năng của người nói, những thứ mà ta chỉ có thể nắm vững thông qua quá trình học hỏi và rèn luyện thường xuyên. 

Ông Mai Nguyễn Hoàng Nam - giám đốc Điều hành Học viện Kỹ năng VTALK cũng từng chia sẻ: “Đọc 100 cuốn sách hay có thể thành chuyên gia trong ngành, nhưng riêng thuyết trình thì cần rèn luyện”. Rèn luyện từ câu chữ, rèn luyện ngữ điệu, rèn luyện cả cách chúng ta sẽ kể và kết nối với khán giả thông qua câu chuyện của chính mình. Sự thành công vốn không dễ dàng, kể cả thành công trong việc học hỏi và thuần thục một kỹ năng mềm như thuyết trình. 

Phạm An Nhiên