• 0986 877 231
  • toasoan@nhaquanly.vn
  • Danh sách tạp chí
  • Tìm kiếm
  • Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
Nguyễn Thu Trang # Wineco
  • Người lao động TP.HCM hào hứng với xe máy điện VinFast: Lái êm, thích hơn xe máy xăng
  • VCBNeo - công bố thương hiệu mới và ứng dụng ngân hàng số NeoOne
  • Tậu VF 5, chủ xe thừa nhận: “Lời cả tiền lẫn trải nghiệm”
  • KienlongBank lọt top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý gần nhất
  • Mastercard và NAPAS chính thức phát hành thẻ đồng thương hiệu đầu tiên cùng 6 ngân hàng Việt Nam
  • Hội quán Trúc Lâm chinh phục vị giác Thủ tướng Thái Lan tại tiệc chiêu đãi cấp cao
  • Khoa học quản lý
  • Thực tiễn quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Khởi nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe
    Video ẢNh Infographic eMagazine
Việt Nam nổi lên là thị trường năng động nhất Đông Nam Á của dòng vốn đầu tư vốn cổ phần tư nhân.

Trong năm 2018, các quỹ đầu tư đã rót hơn 1,6 tỉ USD vào 38 thương vụ đầu tư vốn cổ phần tư nhân (private equity - PE) tại Việt Nam. Trong khi dòng vốn PE vào các nước ASEAN-5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) giảm tới hơn 60% thì Việt Nam lại tăng tới 285%, theo số liệu từ báo cáo Global M&A Review 2018, thuộc công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s.

Tại một thị trường mới nổi và hội tụ các yếu tố: dân số vàng, nền kinh tế ổn định, sự phát triển của công nghệ khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiềm năng đối với dòng vốn đầu tư vốn cổ phần tư nhân. Một cách truyền thống, quỹ PE thường đầu tư vào các công ty cổ phần chưa niêm yết, tức mua quyền sở hữu thậm chí giành quyền kiểm soát. Sau đó, các quỹ này hướng đến việc thu lợi nhuận bằng cách thoái vốn thông qua phương thức chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).

Dựa trên kết quả khảo sát với các nhà đầu tư PE, hãng tư vấn và kiểm toán Grant Thornton nhận định, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra căng thẳng, dòng vốn đổ vào hệ sinh thái startup của Việt Nam tăng kỷ lục và đạt 889 triệu USD. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia năng động nhất tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

Bán lẻ, với hai thập kỷ tăng trưởng liên tục ở mức trên hai con số, là lĩnh vực thu hút của quỹ PE năng động nhất Việt Nam - Mekong Capital, với các thương vụ thành công tiêu biểu như Thế Giới Di Động (MWG) hay Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ).

Đông Nam Á - Điểm sáng đầu tư PE
Đông Nam Á - Điểm sáng đầu tư PE

Công nghệ mới cũng là lĩnh vực nổi bật hút dòng vốn này. Năm 2018, Warburg Pincus, quỹ đầu tư PE đến từ Mỹ, để lại dấu ấn khi thực hiện hai thương vụ lớn: đầu tư 8.400 tỉ đồng vào Techcombank chỉ ba tháng trước khi ngân hàng này niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán và đầu tư vào ví điện tử Momo (giá trị không được hai bên tiết lộ).

Cuối tháng 6.2019, Warburg Pincus công bố kế hoạch đầu tư tập trung vào các ngành tiêu dùng - dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, bất động sản, dịch vụ tài chính, công nghệ và truyền thông tại khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á. Quỹ này cũng cho biết, Việt Nam cùng với Indonesia và Singapore, là các thị trường mà Warburg Pincus xác định sẽ đặc biệt tập trung trong thời gian tới.

Không chỉ riêng Warburg Pincus, có tới 34% nhà đầu tư cho biết sẽ chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong năm 2019, cao gần gấp đôi so với Indonesia, theo khảo sát của Grant Thornton. Tài chính công nghệ (fintech) là lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư nhất với hơn 40% các nhà đầu tư tham gia khảo sát hướng tới.

Ngoài ra, giáo dục, năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và logistics của Việt Nam lần lượt là những ngành thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong thời gian tới. Chỉ riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng của Việt Nam khi có tới 38,5% trong tổng dân số tham gia vào các hoạt động mua bán online.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư tham gia khảo sát cũng cho biết, còn tồn tại nhiều thách thức khi đầu tư vào các công ty tư nhân chưa niêm yết tại Việt Nam, khiến cho việc đầu tư trở nên khó khăn. Chi phí cao, thiếu những chính sách thu hút đầu tư và việc giới hạn tỉ lệ sở hữu các nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty tư nhân chưa niêm yết là những yếu tố chính khiến việc đầu tư vào Việt Nam trở nên gián đoạn, Grant Thornton nhận định. “Tương lai của đầu tư vốn cổ phần tư nhân tại những thị trường mới nổi đòi hỏi năng lực lớn hơn rất nhiều so với quá khứ”, Chris Freund, sáng lập kiêm Tổng Giám đốc, Mekong Capital, nói với Nhà Quản Lý. Nhà đầu tư PE với 20 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam cho rằng, tương lai của ngành đầu tư này tại các thị trường mới nổi hoàn toàn phụ thuộc vào việc hành động dựa trên những số liệu biết nói, chỉ ra cái gì hiệu quả và không hiệu quả, đồng thời phải đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện với sự kỷ luật để gia tăng thêm giá trị cho các công ty trong danh mục đầu tư.

Từ Hiếu

  • Khoa học quản lý
  • Chuyện Quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe

Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý - ISSN 1859- 0772

Giấy phép hoạt động báo điện tử số 324/GP-BTTTT  của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/07/2017

Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tổng biên tập: ThS Nguyễn Đăng Bình

Trụ sở tòa soạn: 27 đường 23, Phường Tân Quy, Quận 7, TP.HCM

Hotline: 0986 877 231 - 0905454667

Email: toasoan@nhaquanly.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - ĐÓNG GÓP Ý KIẾN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO - BÁO GIÁ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký