Ngày 11.3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, hàm ý dự đoán dịch bệnh sẽ có tác động lâu dài. Với các nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm từ trước đại dịch, COVID-19 có khả năng khiến các quốc gia này rơi vào suy thoái kinh tế. Không khoanh tay đứng nhìn, các ngân hàng trung ương trên thế giới thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ để ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh. Dưới đây là những biện pháp các quốc gia thực hiện, với lộ trình tương ứng với diễn biến đại dịch:
Quan chức y tế Trung Quốc thông báo cho WHO về một nhóm 41 bệnh nhân có triệu chứng bệnh viêm phổi chưa từng biết đến. Hầu hết những người này đều có mối liên hệ với chợ bán buôn hải sản Hoa Nam.
Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam đóng cửa.
Quan chức Trung Quốc xác định một chủng mới của virus Corona (gọi là nCoV).
Trung Quốc ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên vì nCoV.
Thái Lan ghi nhận trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên ngoài Trung Quốc.
Mỹ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên của nước mình: một người đàn ông 35 tuổi ở Hạt Snohomish, Washington.
Việt Nam ghi nhận hai ca nhiễm đầu tiên, bao gồm một người đàn ông Trung Quốc 66 tuổi đi từ Vũ Hán đến Hà Nội để thăm con trai sống ở Việt Nam, và con trai 28 tuổi, người bị lây bệnh từ cha mình.
Vũ Hán bị đặt dưới lệnh phong tỏa. Tỉnh Hồ Bắc cũng bị phong tỏa vài ngày sau đó.
WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Ca tử vong đầu tiên ngoài Trung Quốc được ghi nhận ở Philippines.
Người đầu tiên lên tiếng cảnh báo cộng đồng về sự xuất hiện của nCoV, bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời.
Một công dân Mỹ tử vong ở Vũ Hán – trường hợp tử vong đầu tiên của Mỹ.
Số lượng người tử vong ở Trung Quốc vượt qua con số tử vong trong dịch SARS 2002-2003, với 811 trường hợp.
WHO tuyên bố bệnh dịch do chủng virus Corona mới gây nên chính thức được gọi tên là COVID-19.
Số lượng người nhiễm COVID-19 tăng vọt ở Hàn Quốc
Dịch COVID-19 bùng phát ở Iran
Dịch COVID-19 bùng phát ở Ý.
Ca cuối cùng trong 16 ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam được tuyên bố hồi phục và được cho xuất viện.
Mỹ báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên ngay trong nước.
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm bệnh thứ 17, là người đã đi sang Anh, Ý và Pháp, trước khi về lại Hà Nội. Trường hợp này đánh dấu làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Việt Nam sau gần một tháng không có trường hợp nhiễm bệnh mới.
Ý đặt tất cả 60 triệu dân dưới lệnh cách ly.
WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch.
Tổng thống Trump ban bố lệnh cấm các chuyến bay từ 26 nước châu Âu.
Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do tình trạng bùng phát của dịch bệnh.
Rò rỉ một kế hoạch của chính phủ liên bang, trong đó cảnh báo đại dịch COVID-19 “sẽ kéo dài 18 tháng hoặc hơn” và có thể có lây nhiễm thành “nhiều đợt”.
Italy báo cáo 475 trường hợp tử vong vì COVID-19, số người tử vong cao nhất trong một ngày trên tất cả các quốc gia từ khi dịch bùng phát.
Gần như tất cả các bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Ý báo cáo hai kỉ lục liên tiếp về số người tử vong trong một ngày trên tất cả các quốc gia: 627 người chết vào ngày 20.3 và 793 người vào 21.3.
Một phần ba số người Mỹ ở 12 bang dưới lệnh phong tỏa được yêu cầu cách ly tại nhà.
New York xác nhận 21.000 ca nhiễm, khiến thành phố này trở thành tâm dịch lớn nhất trong những nơi bùng phát COVID-19
Trên toàn cầu, các nhà chức trách báo cáo hơn 375.000 ca dương tính với COVID-19, với khoảng 258.000 người đang điều trị và khoảng 101.000 người đã phục hồi, cùng 16,370 bệnh nhân tử vong. Tại Việt Nam ghi nhận tổng 134 ca nhiễm, chưa có trường hợp tử vong.
Trên toàn thế giới ghi nhận trên 850.000 ca dương tính với COVID-19, với Mỹ, Ý và Tây Ban Nha đứng đầu trong số các quốc gia có số người nhiễm bệnh, vượt qua Trung Quốc.
Mỹ
Các biện pháp tiền tệ:
- Hạ lãi suất cơ bản: ngày 3.3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bất ngờ hạ 0,5% lãi suất cơ bản, xuống còn 1-1,25%, mức giảm lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008; sau đó 12 ngày, tiếp tục cắt giảm lãi suất đến mức thấp nhất, còn 0%-0.25%, bằng mức trước năm 2015.
- Khởi động lại chương trình nới lỏng định lượng: Fed tăng cường mua lại các tài sản tài chính của Chính phủ (đang do các khối tư nhân, doanh nghiệp nắm giữ), của khối ngân hàng thương mại và khối tư nhân, qua đó, tung một lượng tiền ra thị trường, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư đang nắm giữ các tài sản chính. Lượng tiền dự kiến bơm ra dự kiến khoảng 2.000 tỉ USD, theo các tuyên bố của Fed ngày 12.3 và 16.3.
- Tạo Quỹ khẩn cấp CPFF (Commercial Paper Funding Facility): ngày 17.3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin tuyên bố thông qua đề nghị tạo quỹ CPFF, cho phép Fed mua lại thương phiếu, các khoản vay ngắn hạn và không có đảm bảo giữa các doanh nghiệp. Ông cũng thông qua 10 tỉ USD từ Ngân sách để giúp chi trả các khoản vay bị lỗ trong chương trình này. CPFF chính là vũ khí được sử dụng trong thời kỳ Đại Suy thoái.
- Tái triển khai Chương trình PDCF (Primary Dealer Credit Facility): ngày 17.3, Fed được ủng hộ tái triển khai Chương trình PDCF, một công cụ khác từ thời kỳ Đại Suy thoái, cho các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng vay ngắn hạn dựa trên tài sản thế chấp như trái phiếu đô thị (municipal bonds).
Các gói kích thích tài khóa:
- Dự luật chi tiêu Giai đoạn Một trị giá 8,3 tỉ USD, bao gồm: tài trợ phát triển vaccine; hỗ trợ các bang và thành phố ngăn chặn virus lây lan; viện trợ nước ngoài để ngăn chặn virus. Dự luật nhằm ứng phó COVID-19 này được Tổng thống Trump thông qua ngày 6.3.
- Dự luật Giai đoạn Hai ước tính khoảng 100 tỉ USD bao gồm: xét nghiệm virus miễn phí, tăng lương thất nghiệp, tài trợ thêm cho chương trình Medicaid, dự phòng trả phép ốm cho người lao động chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Dự luật được Thượng viện thông qua ngày 18.3, đang đợi phê duyệt của Tổng thống Trump.
- Dự luật Giai đoạn Ba trị giá 1 nghìn tỉ USD: Gói kích thích này còn nhiều chi tiết chưa quyết định, nhưng nhìn chung bao gồm: 500 tỉ USD để chi trả trực tiếp các khoản hoàn thuế, ngoại trừ đối tượng triệu phú và tỉ phú, 40 tỉ USD để hỗ trợ ngành hàng không, hơn 500 tỉ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và các khoản chi tiêu khác. Lãnh đạo chính đảng Cộng hòa Mitch McConnell cho biết Thượng viện sẽ họp liên tục cho đến khi Giai đoạn Ba được thông qua.
- Ngày 13.3, Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc, cho phép lập tức phân bổ 50 tỉ USD để hỗ trợ chính phủ liên bang và địa phương.
- Ngày 17.3, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tuyên bố rằng các cá nhân và doanh nghiệp được hoãn hạn nộp thuế thêm 90 ngày sau 15.4. Ông ước tính cần giải ngân 300 tỉ USD trong giai đoạn này. Khoản chậm nộp thuế lên đến 1 triệu USD cho cá nhân và 10 triệu USD cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, khai hoàn thuế vẫn đáo hạn ngày 15.4.
Trung Quốc (đại lục)
Các biện pháp tiền tệ được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thực hiện bao gồm:
- Ngay từ ngày 3.2, PBOC tăng cường hoạt động reverse repo, bơm vào thị trường khoảng 174 tỉ USD. PBOC tiếp tục bơm thêm 71 tỉ vào ngày 4.2.
- Ngày 16.2, PBOC cắt lãi suất cho vay trung hạn (PBOC cho vay các ngân hàng) xuống còn 0,1 %, sau đó tiếp tục giảm lãi suất ưu đãi 1 năm và 5 năm (các ngân hàng cho vay các công ty có mức độ an toàn tín dụng cao nhất) xuống còn 0,1 và 0,05% tương ứng.
- Ngày 13.3, PBOC giảm mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, giúp giải ngân khoảng 79 tỉ USD để cho vay.
Trung Quốc vẫn chưa thi hành gói kích thích tài khóa nào lớn như chương trình năm 2008 để đối phó khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoặc như năm 2015 để đối phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế chững lại. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng gia hạn các khoản cho vay doanh nghiệp và chủ cho thuê bất động sản thương mại để họ giảm tiền thuê cho doanh nghiệp.
Hồng Kông
Ngày 26.2, Hồng Kông tuyên bố gói kích thích tài khóa lớn trong kế hoạch chi tiêu công 2020-2021. Cụ thể:
- Hỗ trợ 1.200 USD tiền mặt cho tất cả thường trú nhân là người trưởng thành;
- Trả một tháng tiền thuê nhà cho những người sống ở khu nhà ở công (nhà chính phủ cho thuê giá thấp);
- Cắt giảm thuế lương, thuế thu nhập, thuế nhà đất và các thuế doanh nghiệp;
- Các khoản vay lãi suất thấp do chính phủ bảo đảm dành cho doanh nghiệp;
- Các khoản chi 1 tháng cho những người nhận trợ cấp người cao tuổi hoặc trợ cấp khuyết tật.
Úc
Úc tuyên bố một gói kích thích trị giá 11,4 tỉ USD vào ngày 12.3, bao gồm: trợ cấp các doanh nghiệp nhỏ để khuyến khích thuê người lao động, chi trả một lần cho những người nhận trợ cấp chính phủ như người già và thương binh, trợ cấp doanh nghiệp trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của virus (du lịch).
Canada
Ngân hàng Canada tuyên bố nhiều biện pháp tiền tệ để kích thích kinh tế, bao gồm: việc giảm lãi suất xuống còn 0,5% của ngày 4.3, sau đó đột ngột giảm tiếp còn 0,25% ngày 13.3. Ngân hàng cũng tuyên bố mở rộng mua trái phiếu và mua lại hợp đồng repo và mở rộng danh sách tài sản thế chấp cho hoạt động repo. Ngoài ra, Văn phòng Tổng quản các Tổ chức Tài chính (OSFI) của Canada hạ mức dự trữ bắt buộc, cho phép các ngân hàng cho vay thêm 214 tỉ USD.
Về mặt tài khóa, chính phủ Canada đã tuyên bố cho vay doanh nghiệp lên đến 7,1 tỉ USD để giúp họ đối phó với thiệt hại của do virus Corona gây ra cho nền kinh tế.
Hàn Quốc
Ngày 3.3, Hàn Quốc thông báo gói kích thích 9,8 tỉ USD để trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trả lương cho nhân viên, trợ cấp chăm sóc trẻ, tái đào tạo cho người vừa mất việc.
Nhật Bản
Về biện pháp tài khóa, Nhật Bản thông qua hai gói cho vay dành cho doanh nghiệp nhỏ, một gói trị giá 4,6 tỉ USD vào tháng Hai, và một gói 15 tỉ USD vào ngày 11.3. Dự thảo chi tiêu gần đây nhất cũng dành 4 tỉ USD cho các chương trình thúc đẩy sản xuất khẩu trang và ngăn ngừa virus lây lan trong các viện dưỡng lão.
Về biện pháp tiền tệ, Ngân hàng Nhật Bản thông báo tăng cường nới lỏng định lượng vào ngày 16.3, gấp đôi tỉ lệ mua lại ETF từ 56 tỉ/ năm lên 112 tỉ/ năm và cũng tăng cường mua trái phiếu doanh nghiệp và thương phiếu (commercial paper). Ngoài ra, ngân hàng tuyên bố chương trình cho vay mới với lãi suất 0% dành cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của virus.
Anh
Về các biện pháp tiền tệ, ngày 11.3, Ngân hàng Anh (Bank of England) triển khai các biện pháp kích thích bao gồm: giảm lãi suất xuống còn 0,5 %, giảm yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng, cho phép họ sử dụng đến phần vốn dự phòng (counter-cyclical capital buffer), khoản tiền được dự phòng để ngân hàng chống lại các cú sốc tài chính toàn cầu.
Về các biện pháp tài khóa, ngày 11.3, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh tuyên bố quỹ kích thích chi tiêu gần 37 tỉ USD, mục đích cụ thể: giảm thuế cho nhà bán lẻ; trợ cấp tiền mặt cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp tục kinh doanh, thực thi sắc lệnh cho phép chi trả phép ốm cho người cần tự cách ly và trợ cấp doanh nghiệp nhỏ chi trả trả phép ốm cho nhân viên. Gói kích thích này cũng mở rộng đối tượng nhận phúc lợi chính phủ cho lao động tự chủ và người thất nghiệp.
Một số nước EU
Ngân hàng Tái thiết Đức KfW tuyên bố cho doanh nghiệp vay lên đến 610 tỉ USD.
Ngày 17.3, Bộ trưởng Tài chính Pháp Burno Le Maire tuyên bố gói hỗ trợ 49 tỉ USD để giảm một khoản lớn thuế an sinh xã hội, cấp lương thất nghiệp cho người buộc phải làm việc bán thời gian, dành quỹ hỗ trợ chủ cửa hàng hoặc người lao động tự chủ. Thêm vào đó, Bộ trưởng Le Maire cho biết chính phủ đảm bảo các khoản vay ngân hàng lên đến 327 tỉ USD để giúp đỡ doanh nghiệp.
Ngày 11.3, Ý tuyên bố kế hoạch 28 tỉ USD chia làm hai gói chi tiêu riêng biệt, mục đích: bơm thêm tiền cho các khoản vay có quỹ bảo đảm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ tài chính các công ty bị tổn thất đặc biệt lớn do virus và giúp đỡ công nhân bị cho nghỉ việc.
Một số nước Đông Nam Á
Malaysia là quốc gia có số người nhiễm virus Corona lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với tăng trưởng kinh tế chậm lại trước khi dịch bùng phát, cộng với giá dầu thế giới đi xuống làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu GDP, chính quyền mới Malaysia tuyên bố triển khai gói kích thích trị giá 4,8 tỷ USD để khắc phục thiệt hại kinh tế do dịch bệnh. Các biện pháp kích thích gồm: cung cấp nhiều khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp, giảm 15% tiền điện cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, miễn 6% thuế dịch vụ với nhóm ngành khách sạn, miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ tiền mặt cho các cá nhân trong ngành du lịch.
Indonesia công bố gói kích thích trị giá 725 triệu USD để hỗ trợ ngành du lịch, hàng không và bất động sản. Chính phủ nước này cũng tuyên bố gói kích thích thứ hai trị giá 8 tỉ USD bao gồm cắt giảm thuế doanh nghiệp cho các lĩnh vực sản xuất bị đại dịch ảnh hưởng.
Chính phủ Singapore có thể thực thi gói kích thích thứ hai trị giá từ 14 đến 16 tỉ USD, tiếp theo gói đầu tiên trị giá 4 tỉ USD hồi tháng Hai, để ứng phó với tình hình dịch bệnh đang làm suy giảm kinh tế nước này.
Các tổ chức/ hợp tác quốc tế
Ngày 15.3, các ngân hàng trung ương ở Canada, Anh, Nhật, Mỹ, Thụy Sỹ và Liên minh Châu Âu đồng ý đồng ý hạ lãi suất trên các hợp đồng hoán đổi thanh khoản đô la Mỹ, cho phép các ngân hàng trung ương đảm bảo đủ lượng đô la cho cá nhân và doanh nghiệp muốn nhận khoản vay định danh đô la, thay vì đồng tiền quốc gia. Bằng cách giảm giá hoán đổi, người vay tiền sẽ tiếp cận dễ dàng với khoản phí thấp hơn với tiền đô la ở ngoài nước Mỹ.
Ngày 5.3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố cấp khoảng 50 tỉ USD để giúp các nước có thu nhập thấp và các thị trường mới nổi ứng phó với COVID-19, bao gồm 10 tỉ USD cho vay không lãi suất cho các nước thành viên nghèo nhất của IMF. Ngày 16.3, IMF tuyên bố huy động một nghìn tỉ để cho vay các nước thành viên. IMF cũng có ý định thúc đẩy xóa nợ lên đến 1 tỉ, thay vì mức 400 triệu trước đó.
Ngày 3.3, Ngân hàng Thế giới World Bank tuyên bố gói cho vay khẩn cấp đầu tiên trị giá 12 tỉ USD để giúp các quốc gia đối phó với ảnh hưởng dịch bệnh. Trong đó, 8 tỉ USD là các khoản vay mới và 4 tỉ USD còn lại được chuyển từ các khoản vay tín dụng hiện tại.