Tác động của cơn sốc giá dầu có thể cảm nhận được trong suốt chuỗi cung ứng dầu mỏ toàn cầu và các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp năng lượng.
Thị trường dầu mỏ từng chứng kiến nhiều cú sốc trong lịch sử, nhưng không có khủng hoảng nào dữ dội như hiện tại. Trong khi các thị trường, các công ty và toàn bộ nền kinh tế thế giới quay cuồng vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giá dầu sụp đổ. Toàn bộ chuỗi cung ứng dầu mỏ toàn cầu và các lĩnh vực khác của ngành năng lượng đều rung động.
Áp lực đến từ mọi phía. Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải, cộng thêm sốc cung do tranh cãi cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và Nga sụt giảm nhanh chóng. Cụ thể, quy mô của sự sụp đổ trong nhu cầu dầu mỏ, vượt quá khả năng điều chỉnh của ngành công nghiệp dầu mỏ.
Với 3 tỉ người trên khắp thế giới chịu cảnh phong tỏa hoặc cách ly, giãn cách vì virus corona, nhu cầu nhiên liệu để di chuyển không còn, sự ổn định của thị trường dầu mỏ cũng tiêu tan. Giá dầu thấp thường kích thích người tiêu dùng mua nhiều hơn, nhưng không có ích gì trong tình hình khẩn cấp y tế toàn cầu hiện nay. Thay vào đó, kho dự trữ dầu đang đầy lên nhanh chóng, việc hết chỗ chứa sẽ đẩy giá xuống thấp thêm nữa. Đây là khủng hoảng chưa từng có đối với những bên cung cấp dầu hoặc phụ thuộc vào doanh thu liên quan đến dầu.
Khả năng ngừng sản xuất dầu
Hiện tại, trên thế giới mỗi ngày có khoảng 5 triệu thùng dầu được sản xuất với mức giá bán thấp hơn chi phí (dựa trên dầu thô Brent khoảng 25 USD/ thùng). Mỗi thùng dầu được khai thác là mỗi đồng tiền nhà sản xuất chịu mất đi.
Các nền kinh tế phụ thuộc vào khai thác dầu không nhất thiết ngừng sản xuất. Phụ thuộc vào việc các nước này cho rằng khủng hoảng kéo dài bao lâu, một số nhà sản xuất có tiềm lực hơn có thể vẫn tiếp tục khai thác thậm chí cả khi thua lỗ. Điều này có thể xảy ra nếu chi phí ngừng sản xuất (hoặc chi phí khởi động lại) cao hơn thua lỗ do tiếp tục khai thác và bán dầu giá rẻ. Thêm nữa, một số nhà sản xuất có thể chọn cách chờ đối thủ yếu hơn ngừng hoạt động, môi trường kinh doanh cải thiện cho những người chơi còn ở lại.
Tuy nhiên, đe dọa thường trực hơn đối với nhiều nhà sản xuất, bất kể chi phí hoạt động hay chiến lược của họ, đó là, việc đẩy dầu mới sản xuất ra thị trường. Do nhu cầu sụp đổ, toàn bộ chuỗi cung cứng lọc dầu, vận tải và lưu trữ dầu đều quá tải. Với một số nhà sản xuất, họ không còn chỗ để chứa dầu. Giá dầu ở Tây Canada đã giảm xuống còn một con số và thậm chí còn giảm xuống mức âm ở một số vùng ở Bắc Mỹ.
Cắt giảm mạnh đầu tư mới
Các công ty sản xuất dầu phản ứng với sự sụp đổ giá dầu bằng cách tuyên bố cắt giảm mạnh đầu tư vào sản phẩm mới. So với kế hoạch đầu tư cho năm 2020, hiện các công ty đã cắt giảm từ 20-35%.
Trong hoàn cảnh mới, các dự án được từng được cho là chi phí thấp (chẳng hạn những dự án sản xuất dầu với chi phí ở khoảng 35-46 USD/ thùng) hiện đã được coi là cao giá, và chỉ có những dự án có sức chống chịu cao nhất với khủng hoảng mới có cơ hội được đầu tư tiếp. Các công ty đang lùi thời hạn thực hiện và thiết kế lại để tìm cách giảm giá thêm, hoặc hoàn toàn vùi đi dự án mới.
Ngày nay, khả năng giảm giá thành sản xuất hạn chế hơn nhiều so với lần giá dầu giảm mạnh năm 2014-2015, vì hiệu quả sản xuất hầu như đã được cải thiện hết mức. Do đó, giảm đầu tư hiện tại nói thẳng ra có nghĩa là cắt giảm khai thác.
Việc cắt giảm đầu tư đặc biệt rõ ràng ở các công ty Mỹ độc lập và các nhà sản xuất dầu đá phiến. Phần lớn số này trước khi xảy ra khủng hoảng giá dầu cũng đã đối mặt với nhu cầu từ nhà đầu tư là nâng cao mô hình kinh doanh và cải thiện dòng tiền. Một số nhà sản xuất có đôi chút sự bảo vệ vì họ đã có đơn mua 2020 với giá nhỉnh hơn, nhưng không thể kéo dài lâu, và việc thiết kế chắn đỡ như hiện tại không có tác dụng nhiều trong điều kiện thị trường hiện tại.
Tất cả những điều này đem đến khó khăn mới cho các công ty đang cung cấp dịch vụ và nguồn cung ứng cho ngành công nghiệp dầu mỏ: đã có nhiều thông báo cắt giảm lao động.
Các công ty lọc dầu cũng đang gặp áp lực lớn
Những năm gần đây, đầu tư trong lĩnh vực lọc dầu đã gia tăng, và riêng năm 2019 ngành này đã đạt năng lực lọc dầu mới lên đến hơn hai triệu thùng dầu/ ngày. Trong hoàn cảnh bình thường, giá dầu thô thấp không nhất thiết là tin xấu cho các công ty lọc dầu. Tuy nhiên, suy giảm nhu cầu thực sự bóp chặt lợi nhuận và doanh thu của lĩnh vực này. Điều này đã xóa tan hy vọng của các công ty lọc dầu khi đặt lợi ích ngắn hạn vào thay đổi tiêu thụ, chẳng hạn như mức tăng được mong đợi trong nhu cầu về dầu diesel từ quy định môi trường mới với ngành vận tải biển của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Thậm chí trước khi khủng hoảng nghiêm trọng xuất hiện, báo cáo trung hạn của IEA, xuất bản đầu tháng Ba 2020, vẫn dự báo rằng trong những năm tới, năng lực lọc dầu sẽ vẫn tăng nhanh hơn nhu cầu sử dụng sản phẩm lọc dầu. Với nhu cầu hiện rơi tự do, sản lượng dư thừa làm tình hình nền công nghiệp u ám, đặt ra mối đe dọa tức thời cho viễn cảnh hoạt động các nhà máy cũ kỹ hơn và dễ bị ảnh hưởng hơn.
Các công ty sản xuất dầu chính và các nhà lọc dầu độc lập đang xem xét kỹ các kế hoạch đầu tư và ngừng đầu tư. Nhiều nơi sẽ đánh giá lại các dự án hiện tại, có thể dẫn đến làn sóng đóng cửa hàng loạt công ty lọc dầu. Điều này sẽ đẩy nhanh tái cấu trúc ngành công nghiệp lọc dầu thế giới, chuyển dịch về khu vực được hưởng lợi từ giá đầu vào thấp, như Trung Đông, hoặc gần với nơi có nhu cầu dầu vẫn đang gia tăng như ở các nước đang phát triển ở Châu Á.
Khó khăn lớn cho các nước phụ thuộc dầu mỏ
IEA nhấn mạnh rủi ro từ điều kiện thị trường hiện tại đối với các nền kinh tế sản xuất dầu mỏ dễ tổn thương. Ước tính giảm thu nhập ròng năm 2020 đầu tiên của IEA đã rất nghiêm trọng, giảm đến 50-85% so với năm trước. Nhưng mức giảm này còn có thể lớn hơn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng và suy thoái kinh tế. Điều này sẽ làm giảm khả năng các quốc gia như Irag và Nigeria có thể tiếp tục trả lương và cung cấp dịch vụ thiết yếu cho cư dân như y tế và giáo dục.
Thâm chí trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), một số nước dù có khoản đảm bảo tài chính trong hoàn cảnh thị trường xấu đi, thâm hụt ngân sách hiện được dự đoán lên tới 10-12% trong năm 2020, ngụ ý cần thêm nguồn tài trợ khoảng 150 đến 170 tỉ USD.
Hiệu ứng dầu loang trong lĩnh vực năng lượng
Thay đổi về thị trường dầu mỏ làm tổn thương tất cả các lĩnh vực năng lượng khác. Thời gian dài giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến viễn cảnh chuyển đổi năng lượng sạch như xóa bỏ trợ cấp tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Một trong những hiệu ứng dễ thấy nhất là khí ga tự nhiên vì mối liên kết giữa giá dầu và khí vẫn còn trong nhiều hợp đồng cung cấp khí dài hạn. Mối liên kết này hiện là một biện pháp an toàn cho một số nhà cung cấp, nhưng sau thời hạn hợp đồng điển hình 6-9 tháng, giá dầu sẽ ảnh hưởng dần đến giá hợp đồng khí tự nhiên. Tác động chính xác khác nhau tùy từng công ty. Nhưng giá dầu ở mức 25 USD/ thùng sẽ khiến các công ty cung cấp khí quốc tế phải vật lộn để bù đắp chi phí vận hành, và thị trường ảm đảm hiện tại cho khí ga cũng không giúp ích gì.
Nhu cầu khí ga ít bị tác động ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng hoảng hiện tại hơn nhu cầu dầu mỏ, vì nhu cầu sử dụng trong vận tải tương đối hạn chế. Nhưng nhu cầu dùng khí ga trong ngành công nghiệp và năng lượng sẽ vẫn bị ảnh hưởng do sự phong tỏa và sự thoái kinh tế chắc chắn xảy ra. Vì người tiêu thụ bị hạn chế khả năng phản ứng với giá thấp, điều chỉnh trong thị trường khí cũng có thể dưới dạng cắt giảm nguồn cung khí ga. Các nhà cung cấp khí ga với chi phí sản xuất ngắn hạn cao nhất và những nhà sản xuất phụ thuộc vào doanh thu tại chỗ là những người dễ tổn thương nhất.
Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất
Khủng hoảng hiện nay đến ngay thời điểm các công ty dầu khí mới bắt đầu đẩy mạnh ứng phó với chuyển đổi năng lượng, thay đổi cách thức vận hành và mô hình kinh doanh. Nhưng một phần lo lắng cho tương lai giờ nhanh chóng trở thành nỗi lo cho hiện tại của ngành công nghiệp dầu mỏ. Mặc dù nhu cầu về dầu mỏ sẽ tăng trở lại khi khủng hoảng lắng xuống, sự rối loạn này có thể thúc đẩy vài thay đổi cấu trúc theo xu hướng tiêu thụ tương lai. Và cắt giảm mạnh đầu tư năng lực sản xuất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến viễn cảnh trung hạn về nguồn cung dầu.
Tác động khủng hoảng sẽ lan rộng ngoài thị trường năng lượng. Một vài nước nhập khẩu dầu mỏ có thể hưởng lợi từ giá dầu thấp khi trọng tâm chính chuyển dịch từ đối phó với khủng hoảng y tế khẩn cấp sang nhu cầu khôi phục kinh tế. Nhưng cơn sốc đối với vài nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ rất sâu sắc, mang lại rủi ro bất ổn xã hội và cắt giảm mạnh mẽ khả năng mua hàng hóa và dịch vụ thiết yếu từ các quốc gia khác. Mối đe dọa phá sản ở lĩnh vực có quy mô và tầm quan trọng chiến lược như dầu mỏ, kèm thêm vai trò tối hậu của dầu mỏ trong tài chính và thương mại toàn cầu, gia tăng các yếu tố rủi ro cho tình hình tài chính toàn cầu vốn rất không ổn định.
Áp lực đến từ mọi phía. Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải, cộng thêm sốc cung do tranh cãi cắt giảm nguồn cung giữa OPEC và Nga sụt giảm nhanh chóng. Cụ thể, quy mô của sự sụp đổ trong nhu cầu dầu mỏ, vượt quá khả năng điều chỉnh của ngành công nghiệp dầu mỏ.
Với 3 tỉ người trên khắp thế giới chịu cảnh phong tỏa hoặc cách ly, giãn cách vì virus corona, nhu cầu nhiên liệu để di chuyển không còn, sự ổn định của thị trường dầu mỏ cũng tiêu tan. Giá dầu thấp thường kích thích người tiêu dùng mua nhiều hơn, nhưng không có ích gì trong tình hình khẩn cấp y tế toàn cầu hiện nay. Thay vào đó, kho dự trữ dầu đang đầy lên nhanh chóng, việc hết chỗ chứa sẽ đẩy giá xuống thấp thêm nữa. Đây là khủng hoảng chưa từng có đối với những bên cung cấp dầu hoặc phụ thuộc vào doanh thu liên quan đến dầu.
Khả năng ngừng sản xuất dầu
Hiện tại, trên thế giới mỗi ngày có khoảng 5 triệu thùng dầu được sản xuất với mức giá bán thấp hơn chi phí (dựa trên dầu thô Brent khoảng 25 USD/ thùng). Mỗi thùng dầu được khai thác là mỗi đồng tiền nhà sản xuất chịu mất đi.
Các nền kinh tế phụ thuộc vào khai thác dầu không nhất thiết ngừng sản xuất. Phụ thuộc vào việc các nước này cho rằng khủng hoảng kéo dài bao lâu, một số nhà sản xuất có tiềm lực hơn có thể vẫn tiếp tục khai thác thậm chí cả khi thua lỗ. Điều này có thể xảy ra nếu chi phí ngừng sản xuất (hoặc chi phí khởi động lại) cao hơn thua lỗ do tiếp tục khai thác và bán dầu giá rẻ. Thêm nữa, một số nhà sản xuất có thể chọn cách chờ đối thủ yếu hơn ngừng hoạt động, môi trường kinh doanh cải thiện cho những người chơi còn ở lại.
Tuy nhiên, đe dọa thường trực hơn đối với nhiều nhà sản xuất, bất kể chi phí hoạt động hay chiến lược của họ, đó là, việc đẩy dầu mới sản xuất ra thị trường. Do nhu cầu sụp đổ, toàn bộ chuỗi cung cứng lọc dầu, vận tải và lưu trữ dầu đều quá tải. Với một số nhà sản xuất, họ không còn chỗ để chứa dầu. Giá dầu ở Tây Canada đã giảm xuống còn một con số và thậm chí còn giảm xuống mức âm ở một số vùng ở Bắc Mỹ.
Cắt giảm mạnh đầu tư mới
Các công ty sản xuất dầu phản ứng với sự sụp đổ giá dầu bằng cách tuyên bố cắt giảm mạnh đầu tư vào sản phẩm mới. So với kế hoạch đầu tư cho năm 2020, hiện các công ty đã cắt giảm từ 20-35%.
Trong hoàn cảnh mới, các dự án được từng được cho là chi phí thấp (chẳng hạn những dự án sản xuất dầu với chi phí ở khoảng 35-46 USD/ thùng) hiện đã được coi là cao giá, và chỉ có những dự án có sức chống chịu cao nhất với khủng hoảng mới có cơ hội được đầu tư tiếp. Các công ty đang lùi thời hạn thực hiện và thiết kế lại để tìm cách giảm giá thêm, hoặc hoàn toàn vùi đi dự án mới.
Ngày nay, khả năng giảm giá thành sản xuất hạn chế hơn nhiều so với lần giá dầu giảm mạnh năm 2014-2015, vì hiệu quả sản xuất hầu như đã được cải thiện hết mức. Do đó, giảm đầu tư hiện tại nói thẳng ra có nghĩa là cắt giảm khai thác.
Việc cắt giảm đầu tư đặc biệt rõ ràng ở các công ty Mỹ độc lập và các nhà sản xuất dầu đá phiến. Phần lớn số này trước khi xảy ra khủng hoảng giá dầu cũng đã đối mặt với nhu cầu từ nhà đầu tư là nâng cao mô hình kinh doanh và cải thiện dòng tiền. Một số nhà sản xuất có đôi chút sự bảo vệ vì họ đã có đơn mua 2020 với giá nhỉnh hơn, nhưng không thể kéo dài lâu, và việc thiết kế chắn đỡ như hiện tại không có tác dụng nhiều trong điều kiện thị trường hiện tại.
Tất cả những điều này đem đến khó khăn mới cho các công ty đang cung cấp dịch vụ và nguồn cung ứng cho ngành công nghiệp dầu mỏ: đã có nhiều thông báo cắt giảm lao động.
Các công ty lọc dầu cũng đang gặp áp lực lớn
Những năm gần đây, đầu tư trong lĩnh vực lọc dầu đã gia tăng, và riêng năm 2019 ngành này đã đạt năng lực lọc dầu mới lên đến hơn hai triệu thùng dầu/ ngày. Trong hoàn cảnh bình thường, giá dầu thô thấp không nhất thiết là tin xấu cho các công ty lọc dầu. Tuy nhiên, suy giảm nhu cầu thực sự bóp chặt lợi nhuận và doanh thu của lĩnh vực này. Điều này đã xóa tan hy vọng của các công ty lọc dầu khi đặt lợi ích ngắn hạn vào thay đổi tiêu thụ, chẳng hạn như mức tăng được mong đợi trong nhu cầu về dầu diesel từ quy định môi trường mới với ngành vận tải biển của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
Thậm chí trước khi khủng hoảng nghiêm trọng xuất hiện, báo cáo trung hạn của IEA, xuất bản đầu tháng Ba 2020, vẫn dự báo rằng trong những năm tới, năng lực lọc dầu sẽ vẫn tăng nhanh hơn nhu cầu sử dụng sản phẩm lọc dầu. Với nhu cầu hiện rơi tự do, sản lượng dư thừa làm tình hình nền công nghiệp u ám, đặt ra mối đe dọa tức thời cho viễn cảnh hoạt động các nhà máy cũ kỹ hơn và dễ bị ảnh hưởng hơn.
Các công ty sản xuất dầu chính và các nhà lọc dầu độc lập đang xem xét kỹ các kế hoạch đầu tư và ngừng đầu tư. Nhiều nơi sẽ đánh giá lại các dự án hiện tại, có thể dẫn đến làn sóng đóng cửa hàng loạt công ty lọc dầu. Điều này sẽ đẩy nhanh tái cấu trúc ngành công nghiệp lọc dầu thế giới, chuyển dịch về khu vực được hưởng lợi từ giá đầu vào thấp, như Trung Đông, hoặc gần với nơi có nhu cầu dầu vẫn đang gia tăng như ở các nước đang phát triển ở Châu Á.
Khó khăn lớn cho các nước phụ thuộc dầu mỏ
IEA nhấn mạnh rủi ro từ điều kiện thị trường hiện tại đối với các nền kinh tế sản xuất dầu mỏ dễ tổn thương. Ước tính giảm thu nhập ròng năm 2020 đầu tiên của IEA đã rất nghiêm trọng, giảm đến 50-85% so với năm trước. Nhưng mức giảm này còn có thể lớn hơn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng và suy thoái kinh tế. Điều này sẽ làm giảm khả năng các quốc gia như Irag và Nigeria có thể tiếp tục trả lương và cung cấp dịch vụ thiết yếu cho cư dân như y tế và giáo dục.
Thâm chí trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), một số nước dù có khoản đảm bảo tài chính trong hoàn cảnh thị trường xấu đi, thâm hụt ngân sách hiện được dự đoán lên tới 10-12% trong năm 2020, ngụ ý cần thêm nguồn tài trợ khoảng 150 đến 170 tỉ USD.
Hiệu ứng dầu loang trong lĩnh vực năng lượng
Thay đổi về thị trường dầu mỏ làm tổn thương tất cả các lĩnh vực năng lượng khác. Thời gian dài giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến viễn cảnh chuyển đổi năng lượng sạch như xóa bỏ trợ cấp tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Một trong những hiệu ứng dễ thấy nhất là khí ga tự nhiên vì mối liên kết giữa giá dầu và khí vẫn còn trong nhiều hợp đồng cung cấp khí dài hạn. Mối liên kết này hiện là một biện pháp an toàn cho một số nhà cung cấp, nhưng sau thời hạn hợp đồng điển hình 6-9 tháng, giá dầu sẽ ảnh hưởng dần đến giá hợp đồng khí tự nhiên. Tác động chính xác khác nhau tùy từng công ty. Nhưng giá dầu ở mức 25 USD/ thùng sẽ khiến các công ty cung cấp khí quốc tế phải vật lộn để bù đắp chi phí vận hành, và thị trường ảm đảm hiện tại cho khí ga cũng không giúp ích gì.
Nhu cầu khí ga ít bị tác động ảnh hưởng ngay lập tức từ khủng hoảng hiện tại hơn nhu cầu dầu mỏ, vì nhu cầu sử dụng trong vận tải tương đối hạn chế. Nhưng nhu cầu dùng khí ga trong ngành công nghiệp và năng lượng sẽ vẫn bị ảnh hưởng do sự phong tỏa và sự thoái kinh tế chắc chắn xảy ra. Vì người tiêu thụ bị hạn chế khả năng phản ứng với giá thấp, điều chỉnh trong thị trường khí cũng có thể dưới dạng cắt giảm nguồn cung khí ga. Các nhà cung cấp khí ga với chi phí sản xuất ngắn hạn cao nhất và những nhà sản xuất phụ thuộc vào doanh thu tại chỗ là những người dễ tổn thương nhất.
Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất
Khủng hoảng hiện nay đến ngay thời điểm các công ty dầu khí mới bắt đầu đẩy mạnh ứng phó với chuyển đổi năng lượng, thay đổi cách thức vận hành và mô hình kinh doanh. Nhưng một phần lo lắng cho tương lai giờ nhanh chóng trở thành nỗi lo cho hiện tại của ngành công nghiệp dầu mỏ. Mặc dù nhu cầu về dầu mỏ sẽ tăng trở lại khi khủng hoảng lắng xuống, sự rối loạn này có thể thúc đẩy vài thay đổi cấu trúc theo xu hướng tiêu thụ tương lai. Và cắt giảm mạnh đầu tư năng lực sản xuất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến viễn cảnh trung hạn về nguồn cung dầu.
Tác động khủng hoảng sẽ lan rộng ngoài thị trường năng lượng. Một vài nước nhập khẩu dầu mỏ có thể hưởng lợi từ giá dầu thấp khi trọng tâm chính chuyển dịch từ đối phó với khủng hoảng y tế khẩn cấp sang nhu cầu khôi phục kinh tế. Nhưng cơn sốc đối với vài nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ rất sâu sắc, mang lại rủi ro bất ổn xã hội và cắt giảm mạnh mẽ khả năng mua hàng hóa và dịch vụ thiết yếu từ các quốc gia khác. Mối đe dọa phá sản ở lĩnh vực có quy mô và tầm quan trọng chiến lược như dầu mỏ, kèm thêm vai trò tối hậu của dầu mỏ trong tài chính và thương mại toàn cầu, gia tăng các yếu tố rủi ro cho tình hình tài chính toàn cầu vốn rất không ổn định.
Việc so sánh với các giai đoạn biến động trong thị trường dầu mỏ thế giới trước đây là không thể thiếu nhưng chưa đủ. Ngành công nghiệp dầu chưa từng trải qua khủng hoảng nào như khủng hoảng năm 2020.
Theo IEA