Bệnh dịch là chủ đề xuyên suốt, nỗi sợ hãi nhiều thời đại của con người. Nhắc đến nỗi sợ đó, có lẽ Dịch hạch của Albert Camus và Mặt nạ Tử thần đỏ của Edgar Poe là hai tác phẩm nổi tiếng nhất. Nhưng nếu truyện ngắn của Edgar Poe phần nhiều mang tính dụ ngôn về nỗi sợ hãi và sự bất lực của con người trước sức mạnh của tử thần, thì Dịch hạch mang dáng dấp của một ghi chép thực sự về những gì đã diễn ra, sự tuyệt vọng, sợ hãi, giận dữ, lòng can đảm và nghĩa vụ.
Dịch hạch (tựa gốc: La peste) của Albert Camus lấy bối cảnh ở thành phố Oran của Algeria, được mô tả là một thành phố ven biển buồn tẻ và bụi bặm. Cuốn tiểu thuyết mở đầu với chi tiết bác sĩ Rieux - nhân vật chính - bắt đầu nhận ra những con chuột chết. Chẳng mấy chốc, đến lượt con người cũng ngã xuống và cuối cùng Oran bị cách ly khỏi phần còn lại của thế giới. Người dân bị cắt đứt khỏi bạn bè, gia đình và người yêu ngoài thành phố, và những gia đình có người chết bị cách ly khỏi phần còn lại của thành phố. Khi số người chết mỗi ngày đã lên đến hàng trăm thì các đám tang đã được thay thế bằng những lễ chôn cất bất thường nhanh chóng đằng sau cổng nghĩa trang đóng kín. Bạo lực và cướp bóc xuất hiện. Các thi thể chồng chất. Một bầu không khí bất lực và cam chịu bao trùm.
Xuyên suốt cuốn sách, bác sĩ Rieux thực hiện nhiệm vụ của mình với tính chuyên nghiệp nhất quán và sự thờ ơ ngày càng tăng đối với số phận của bệnh nhân. Khi số bệnh nhân vẫn tăng lên mỗi ngày, khoảng cách về thể chất và tinh thần giữa bác sĩ và bệnh nhân của mình trở nên không thể tránh khỏi, và đó là dấu hiệu của sự mệt mỏi của nhân bản. Trong khoảng thời gian bệnh dịch bùng phát, vợ của Rieux, ở bên ngoài vùng giới nghiêm, đã mắc bệnh (không liên quan đến dịch) và chết một mình tại đó. Rambert, một ký giả tình cờ có mặt tại thành phố và bị mắc kẹt tại đó khi bệnh dịch bùng phát. Anh luôn cho rằng mình đã không may ở sai địa điểm và không đúng lúc khi thành phố bị đóng cửa. Thời điểm then chốt của câu chuyện xảy ra khi Rambert được trao cho một cơ hội để trốn thoát nhưng cuối cùng anh đã từ chối. Anh ở lại để làm việc với bạn bè và chiến đấu với bệnh dịch.
Được viết như một câu chuyện ngụ ngôn về cuộc sống bị chiếm đóng ở Paris, tiểu thuyết Camus không phải là một bức chân dung cận cảnh về tội ác hay sự thống trị. Thay vào đó, cuốn sách mang đến một dẫn hướng cho nạn nhân và sự tuyệt vọng của một cuộc khủng hoảng không thể kiểm soát được - đó là lý do tại sao nó tạo ra tiếng vang mạnh mẽ.
Dịch hạch đã nỗ lực phơi bày phản ứng của con người trước một tình huống bi quan không tưởng. Những nỗ lực vô vọng của Rieux, để nói với những người sợ hãi rằng những ý tưởng tốt không còn được coi là có giá trị bởi những con người tuyệt vọng, sợ hãi và tức giận, đẩy cả chính quyền phải hành động theo có - sức mạnh biểu tượng rất cao.
Đột nhiên, hàng triệu người một lần nữa nhìn vào hộ chiếu của họ và tự hỏi họ có thể được chào đón ở đâu và khi nào. Các quy định thông thường của sự kiện, lập luận hợp lý và kêu gọi sự đồng cảm chỉ đơn thuần nhấn mạnh sự bất lực của cả lòng tốt và tinh thần duy lý trước sự sợ hãi. Cho đến nay, không có thuốc giải độc được biết đến. Sự cứu rỗi của chúng ta, may mắn thay, đến trước khi nhân vật chính của Camus cảm nhận được kết luận rằng, có nhiều điều đáng ngưỡng mộ ở con người hơn là coi thường họ. Camus mô tả lại các phản ứng của những người tuyệt vọng, không lối thoát trực tiếp và đơn giản, loại bỏ mọi đặc điểm về văn hóa, dân tộc hay địa lý. Vì vậy bi kịch trở nên có tính phổ quát.
Cuối cùng, căn bệnh đã qua và Oran mở cửa với thế giới trở lại. Người kể chuyện nhắc nhở chúng ta trong những trang cuối của cuốn sách rằng, những người dân thị trấn đang vỗ tay không biết rằng trực khuẩn dịch hạch không bao giờ chết hoặc biến mất hoàn toàn, rằng nó có thể nằm im hàng chục năm trong đồ đạc hoặc quần áo, rằng nó kiên nhẫn chờ đợi trong phòng ngủ, hầm, thân cây, khăn tay và giấy tờ cũ và có lẽ sẽ đến một ngày, vì sự dẫn lối hay bất hạnh của nhân loại, bệnh dịch sẽ đánh thức lũ chuột của nó và khiến chúng chết trong một thành phố vốn thân thiện và những người tốt.
Con người bởi vậy không thể lơ là với bệnh dịch, không chỉ bởi số lượng người chết mà còn bởi sự sợ hãi và bất lực sẽ đẩy chúng ta ra khỏi những biên giới của nhân bản. Có thể đó là một trong những thông điệp độc giả nhận được từ tác phẩm đoạt giải Nobel này.
Hoa Linh Lan