Đất nước có dân số 1,4 tỉ người cùng với nhu cầu tiêu thụ thức ăn có nguồn gốc động vật đang là thị trường hấp dẫn cho phần còn lại của thế giới. Tỉ lệ chi tiêu cho thực phẩm từ động vật dự đoán tăng đáng kể, từ 47,9% năm 2010 lên 53% năm 2030, theo kết quả nghiên cứu về nhu cầu thực phẩm ở Trung Quốc được công bố tại Cuộc họp Thường niên của Hiệp hội Kinh tế Nông nghiệp và Ứng dụng (AAEA) 2015 tại San Francisco.
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới. Năm 2019, nước này tiêu thụ khoảng 28% nguồn cung thịt toàn cầu, chiếm 73% giá trị thị trường thịt Châu Á-Thái Bình Dương, với giá trị nhập khẩu mỗi tháng lên đến một tỉ USD. Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm kép CAGR của Trung Quốc ở thị trường thịt là 2,4% trong giai đoạn năm 2014-2018, và dự kiến sẽ tăng đều đặn trong giai đoạn ba năm tới 2020-2023. Với nhu cầu sử dụng thịt ngày càng cao do tăng dân số, đô thị hóa và tăng thu nhập, đồng thời, nguồn cung nội địa hạn chế do tài nguyên chăn nuôi có hạn, Trung Quốc chắc chắn là thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu thịt trên thế giới.
Trong số tất cả các loại thịt, thịt heo hiện được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường (60-65%), tiếp theo là thịt gia cầm (20-25%), thịt bò (khoảng 10%). Tuy nhiên, dự kiến nhu cầu thịt bò và thịt bê sẽ tăng ít nhất 25% trong thập kỷ tới, trong khi tăng trưởng thị trường thịt heo sẽ chậm lại, do việc gia tăng liên tục về giá của thịt heo, khiến người tiêu dùng quay sang các lựa chọn khác cũng như sự thay đổi khẩu vị thiên về thực đơn phương Tây. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Trung Quốc cũng có xu hướng thay đổi thói quen mua thịt, chuyển từ “thịt nóng” tại khu “chợ ướt”, sang các sản phẩm “thịt lạnh”, “thịt đông” được cắt sẵn, đóng gói và bảo quản tại các siêu thị. Xu hướng này mang lại lợi ích cho cácnhà xuất khẩu thịt, bằng chứng là các đại siêu thị nước ngoài như Walmart, ALDI và Costco cũng đang gặt hái doanh thu từ nhu cầu thịt gia tăng của nước này.
CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI XUẤT KHẨU THỊT SANG TRUNG QUỐC
ĐẢM BẢO SẢN PHẨM THỊT XUẤT KHẨU CÓ TRONG DANH MỤC TRUNG QUỐC CHO PHÉP NHẬP KHẨU
• 1601: Xúc xích và dạng tương tự, từ thịt, nội tạng hoặc máu: các chế phẩm thực phẩm
• 1602: Thịt, nội tạng hoặc máu đã qua chuẩn bị hoặc bảo quản.
• 0201: Thịt bò, bê: tươi hoặc ướp lạnh.
• 0202: Thịt bò, bê: đông lạnh.
• 0203: Thịt gia cầm: Tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
• 0204: Thịt cừu hoặc dê: Tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
Lưu ý, thịt bò phải truy được nguồn gốc xuất xứ đến trang trại, các loại gia súc khi xẻ thịt phải ít hơn 30 tháng tuổi.
ĐĂNG KÝ CÁC LOẠI CHỨNG NHẬN
Kể từ 2015, nhà xuất khẩu thịt sang Trung Quốc cần đăng ký công ty tại hệ thống của AQSIQ. Khi đăng ký được chấp thuận, tên công ty sẽ được AQSIQ liệt kê là được phép xuất khẩu thực phẩm sang nước này.
Sau khi nộp giấy tờ, nhà xuất khẩu sẽ nhận được số đăng ký từ AQSIQ dùng để khai báo tại hải quan Trung Quốc, nếu không có số này sẽ không được thông quan. Thời gian giải quyết đăng ký: 3-4 ngày. Khi được cấp giấy đăng ký có thời hạn 3 năm.
b. Đăng ký với Hệ thống Quản lý Lưu trữ (Filing Management System)
Nhà xuất khẩu và đối tác nhập khẩu thịt tại Trung Quốc cần đăng ký online trên Hệ thống Quản lý Lưu trữ để chứng minh đã đăng ký tại AQSIQ. Thủ tục này khá đơn giản, chủ yếu là vì mục đích theo dõi.
c. Kiểm tra xem đối tác nhập khẩu Trung Quốc đã đăng ký kinh doanh tại SAIC (Cục Quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc) chưa
Đây là yêu cầu đối với đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc để nhập khẩu thịt từ nước ngoài, nếu chưa có phải đăng ký.
d. Kiểm tra xem đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc đã có giấy phép nhập hàng xuất khẩu từ MOFCOM (Bộ Thương mại) chưa. Đây là yêu cầu đối với đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc để nhập khẩu thịt từ nước ngoài, nếu chưa có phải đăng ký.
e. Kiểm tra xem đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc đã có giấy phép hải quan GAC (the General Administration of Customs) chưa
Đây là yêu cầu đối với đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc để nhập khẩu thịt từ nước ngoài, nếu chưa có phải đăng ký.
d. Kiểm tra xem đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc đã có giấy phép nhập khẩu tự động từ MOFCOM (Bộ Thương mại) chưa.
Đây là yêu cầu đối với đối tác nhập khẩu tại Trung Quốc, thể hiện thông tin mỗi loại hàng hóa sắp nhập vào Trung Quốc, tùy loại sản phẩm thịt sẽ cần đăng ký hoặc không.
THỰC HIỆN YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG THỊT TẠI TRUNG QUỐC
YÊU CẦU NHÃN MÁC ĐỐI VỚI THỊT XUẤT SANG TRUNG QUỐC
Doanh nghiệp cần chú ý các tiêu chuẩn nhãn mác bên ngoài kiện hàng và trong từng gói nhỏ, với đầy đủ thông tin về sản phẩm.
YÊU CẦU ĐÓNG GÓI
- Dùng container cách nhiệt, tối ưu là container urethane có thành cao ít nhất 5 cm.
- Dùng đá khô nếu được phép sau xác nhận với công ty vận chuyển.
- Quấn bọc nilon và đóng thùng cẩn thận bằng đá khô.
- Dùng xốp Styrofoam khi cần.
VẬN CHUYỂN VÀ THÔNG QUAN
Trước khi có thể thông quan, hàng hóa cần được CIQ kiểm tra tại các văn phòng gần bến cảng và sân bay. Do đó, sản phẩm cần được đóng gói sao cho CIQ dễ kiểm tra và mang đi cách ly nếu cần. Sau khi vượt qua kiểm tra, CIQ địa phương sẽ cấp cho một giấy chứng nhận để bán thịt tại các chợ, siêu thị Trung Quốc. Nếu không đủ tiêu chuẩn, hàng hóa sẽ bị gửi trả về hoặc tiêu hủy. Cần lưu ý rằng lịch sử xuất khẩu của công ty trong vòng hai năm cũng cần được giữ lại để cung cấp cho CIQ.
Trung Quốc yêu cầu hàng loạt giấy tờ cho thủ tục thông quan, ngoài ra,cũng cần thông báo trước với AQSIQ trước khi chuyển hàng để họ theo dõi tất cả hàng nhập khẩu. Với sản phẩm nguồn gốc động vật như thịt, các tiêu chuẩn nhập khẩu càng trở nên khắt khe. Doanh nghiệp cần hiểu và tuân thủ các quy tắc chung, tiêu chuẩn vệ sinh với sản phẩm và quy trình giết mổ, thậm chí cả tiêu chuẩn cắt thịt heo tươi và đông lạnh.
Ngoài ra, nhà xuất khẩu cần kiểm tra lại xem sản phẩm thịt cụ thể có phải đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn bổ sung nào khác, ví dụ GB7718-2004 (tiêu chuẩn chung về ghi nhãn thực phẩm đóng gói), GB13432-2013 (tiêu chuẩn chung về ghi nhãn thực phẩm đóng gói cho chế độ ăn kiêng đặc biệt)...
Lưu ý cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tránh những rủi ro về lâu dài.
Tóm lại, việc xuất khẩu thịt sang Trung Quốc có nhiều tiềm năng và thách thức. Khó khăn chính thường là hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm. Sự chồng chéo về hành chính và sự phân chia trách nhiệm giữa các cấp chính quyền khác nhau tạo ra sự không nhất quán trong việc diễn giải quy định, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như vị trí, mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề chính trị.
Thủ tục phê duyệt thường tốn kém và tốn thời gian. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần đánh giá cẩn thận khoản đầu tư cần thiết để đạt được chứng chỉ CNCA và lợi nhuận dự kiến. Chi phí lớn nhất là đạt được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do các chuyên gia Trung Quốc cấp.
Quá trình đăng ký mất khá nhiều thời gian, nhanh nhất là một năm để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu phát hiện thiếu sót cần sửa đổi và kiểm tra theo dõi, sẽ càng khó khăn để biết khi nào sẽ đăng ký thành công. Thêm vào đó, chấp thuận nhập khẩu còn có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào do các sự kiện có nguy cơ cao như sự bùng phát dịch bệnh, chẳng hạn đại dịch COVID-19 lúc này.
Tạp chí Nhà Quản Lý