• 0986 877 231
  • toasoan@nhaquanly.vn
  • Danh sách tạp chí
  • Tìm kiếm
Nguyễn Thu Trang # MASAN GROUP
  • 27 phút thần tốc cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim
  • Kỹ thuật cao trong nuôi trẻ sinh cực non
  • Mổ trong bụng mẹ, cứu sồng hàng trăm thai nhi
  • Hội nghị “Gặp gỡ Mùa Thu 2023”: Giao lưu văn hóa, Xúc tiến thương mại và Quan hệ quốc tế Việt – Đức
  • Ông Đỗ Văn Bắc được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc KienlongBank
  • Hải Phòng xử lý dứt điểm 39/70 vi phạm về đê điều trước tháng 10
  • Khoa học quản lý
  • Thực tiễn quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe
    Video ẢNh Infographic eMagazine
Không phải thay đổi tạm thời, mà là điều rồi sẽ phải đến với ngành công nghiệp dầu mỏ.

Dầu mỏ thường được ví như huyết mạch của nền kinh tế thế giới. Năm 2020, nền kinh tế rỉ máu. Khi COVID-19 khiến người lao động phải ở nhà và máy bay đỗ đầy bãi, nhu cầu về dầu mỏ giảm nhanh và sâu hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Nghiêm trọng hơn, tranh cãi gay gắt giữa Ả Rập Saudi và Nga còn kích hoạt cuộc chiến giá dầu vào đầu tháng Ba, khiến dầu giảm hơn nửa giá, khiến cả ngành công nghiệp khổng lồ rúng động.

Ngày 12.4, các siêu cường năng lượng thế giới ngồi lại với nhau và đạt được thỏa thuận mới để cố gắng đẩy giá lên. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh, bao gồm Nga, cho biết sẽ cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày từ tháng Tư đến cuối tháng Năm và kiểm soát sản lượng trong hai năm. Trong thế kỷ XX, Mỹ rất tập trung trong việc làm yếu đi địa vị của OPEC. Đến năm 2018, Mỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, vượt cả Ả Rập Saudi và Nga. Việc Tổng thống Trump có tái đắc cử hay không phụ thuộc vào tình hình của các công ty khai thác dầu đá phiến ở Texas, Pennsylvania và Ohio. Ông là người ủng hộ quyền lợi của họ và nói rằng ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ phục hồi “nhanh hơn rất nhiều” so với dự kiến.

Các doanh nghiệp tư nhân, quốc doanh hay đất nước sản xuất dầu mỏ phụ thuộc vào nguồn thu xuất khẩu dầu nên sẵn sàng tinh thần cho thời kỳ dài đau đớn, và sử dụng khủng hoảng này để bắt đầu việc tái cấu trúc vốn dĩ sẽ phải diễn ra khi trái đất đối mặt với thay đổi khí hậu.Ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ không còn thuận lợi. Đầu tiên, nhu cầu không hề tăng lên. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong tháng Ba có thể giảm 29 triệu thùng/ ngày, gấp ba lần so với mức hứa hẹn cắt giảm của OPEC. Các công ty tư nhân ở ngoài liên minh OPEC có thể phải cắt giảm sản lượng, nhưng giảm đến mức nào thì chưa biết. Và không ai biết được khi nào nhu cầu sẽ tăng trở lại. Lượng dầu dư thừa đang tăng lên và khả năng lưu trữ sẽ cạn kiệt trong vòng vài tuần.

Sự liên minh trong ngành công nghiệp dầu mỏ đang lung lay. Nga, nước sản xuất dầu mỏ thứ hai thế giới, dù hợp tác với OPEC từ 2016 nhưng liên tục lờ đi các điều khoản của thỏa thuận. Cũng không có khả năng Mỹ sẽ gia nhập vĩnh viễn vào OPEC để tạo ra trật tự mới của ngành năng lượng. Thỏa thuận liên minh mới chắc chắn khiến Mỹ cam kết giảm sản lượng nhưng các công ty khoan dầu ở Texas chỉ tuân theo chỉ báo về giá và động cơ lợi nhuận, chứ không phải mức áp sản lượng của chính phủ. Thỏa thuận suýt chút nữa không thành khi Mexico từ chối các điều kiện của Ả Rập Saudi, chứng tỏ một nước bất hợp tác cũng đủ tan tành thỏa thuận. Và Ả Rập Saudi tiếp tục giảm sâu giá dầu thô ở Châu Á, một dấu hiệu nước này sẵn sàng bảo vệ vị thế quyền lực ở thị trường quan trọng nhất của dầu mỏ.

Lý do cuối cùng để hoài nghi về tương lai ngành dầu đó là khủng hoảng COVID-19 có thể làm nhu cầu dầu về lâu dài sụt giảm sâu hơn. Hàng trăm triệu người đang trải qua cảnh làm việc tại nhà, di chuyển bằng máy bay ít đi và giảm ô nhiễm môi trường hơn. Điều này có thể thay đổi dư luận về mong muốn phát triển kinh tế nhanh hơn dựa trên nhiên liệu hóa thạch.

Nếu vậy, thay vì ổn định, các nhà sản xuất dầu mỏ phải đối mặt với biến động nhu cầu và sản xuất. Iran và Venezuela, vốn đã bị thắt chặt kinh tế do cấm vận của Mỹ, sẽ chứng kiến nhiều bất ổn hơn. Các quốc gia có chi phí cao và điều hành kém như Nigeria và Angola, đối mặt với khủng hoảng mất vốn và cân đối thu chi. Năm ngoái, số lượng các công ty sản xuất dầu mỏ Mỹ phá sản tăng 50%. Năm 2020, con số này còn tăng cao nữa.

Sau năm nay, thay đổi sâu sắc hơn sẽ diễn ra. Sự biến động sẽ làm giảm khẩu vị của nhà đầu tư cho các dự án mới. Các công ty dầu đã thực hiện cắt giảm chi tiêu nguồn vốn khoảng 25% trong năm nay. Nguồn dầu mỏ tốn kém chi phí khai thác sẽ ở dưới lòng đất lâu thêm. Tăng trưởng mạnh mẽ của các công ty dầu đá phiến sẽ chậm lại. Các nhà xuất khẩu dầu lớn, bao gồm Ả Rập Saudi, sẽ phải cắt giảm chi tiêu công và phân tán rủi ro.

Ngành công nghiệp dầu mỏ từ lâu đã đối mặt với khả năng giảm nhu cầu, khi các chính phủ chuyển sang hạn chế thay đổi khí hậu. Điều này đe dọa gây ra hỗn loạn trong ngành sản xuất dầu mỏ, khi nguồn vốn cạn kiệt và các công ty phải tranh giành nhau trên thị trường đang bé lại. Tăng đột biến về nhu cầu còn phải nhiều năm nữa mới xảy ra. Nhưng các nhà sản xuất dầu nên nhận định đúng bản chất của tình hình hỗn loạn do COVID-19: không phải thay đổi tạm thời, mà là điều rồi sẽ phải đến.

Theo Economist

  • Khoa học quản lý
  • Chuyện Quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe

Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý - ISSN 1859- 0772

Giấy phép hoạt động báo điện tử số 324/GP-BTTTT  của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/07/2017

Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý

Tổng biên tập: ThS Nguyễn Đăng Bình

Uỷ viên Ban biên tập: Nguyễn Hùng - Quang Tuyến - Cao Tuấn

Thư ký Toà soạn: Văn Đức - Quang Bình 

Trụ sở tòa soạn: 27 đường 23, P.Tân Quy, Q.7, TP.HCM

Hotline: 0986 877 231

Email: toasoan@nhaquanly.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - ĐÓNG GÓP Ý KIẾN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO - BÁO GIÁ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký