• 0986 877 231
  • toasoan@nhaquanly.vn
  • Danh sách tạp chí
  • Tìm kiếm
  • Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
Nguyễn Thu Trang # Wineco
  • Người lao động TP.HCM hào hứng với xe máy điện VinFast: Lái êm, thích hơn xe máy xăng
  • VCBNeo - công bố thương hiệu mới và ứng dụng ngân hàng số NeoOne
  • Tậu VF 5, chủ xe thừa nhận: “Lời cả tiền lẫn trải nghiệm”
  • KienlongBank lọt top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý gần nhất
  • Mastercard và NAPAS chính thức phát hành thẻ đồng thương hiệu đầu tiên cùng 6 ngân hàng Việt Nam
  • Hội quán Trúc Lâm chinh phục vị giác Thủ tướng Thái Lan tại tiệc chiêu đãi cấp cao
  • Khoa học quản lý
  • Thực tiễn quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Khởi nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe
    Video ẢNh Infographic eMagazine
Tác động của dịch virus Corona đối với doanh thu của các công ty toàn cầu có thể đang bị đánh giá thấp ở mức giá cổ phiếu hiện tại.

Do dịch viêm phổi do chủng mới của virus Corona (COVID-19), các dữ liệu kinh tế toàn cầu sẽ được ghi nhận trễ hơn để đo lường thiệt hại của dịch bệnh lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những định chế tài chính như báo JPMorgan dự đoán GDP toàn cầu trong nửa đầu năm 2020 sẽ giảm xuống 1,3% - thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý đầu tiên năm nay sẽ giảm từ 6,3% xuống chỉ còn 1%.

Ông Lưu Côn, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc cho biết ông dự kiến các nguồn thu ngân sách từ thuế sẽ giảm và chi tiêu ngân sách sẽ tăng lên trong tương lai, vì dịch COVID-19 có thể đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu vốn mong manh, bằng cách gây ra cú sốc cung và cầu trên toàn thế giới. Liên quan đến số lượng các trường hợp nhiễm virus Corona, trong tháng 1.2020, Nhà Trắng cho biết: “Mỹ không mấy tin tưởng vào thông tin do Trung Quốc đưa ra”.

Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

20% các công ty S&P 500 (500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ đã cảnh báo về tác động kinh tế của dịch virus Corona, theo phân tích từ 180 báo cáo lợi nhuận kinh doanh và những báo cáo khác. Mặc dù rất khó để lường trước tác động đầy đủ của dịch virus Corona lên hoạt động đầu tư, nhưng dự đoán rằng trong vòng vài tháng tới tình hình sẽ vô cùng thử thách cho giới đầu tư toàn cầu.

Câu chuyện về dịch virus lần này, khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, không giống như những lần dịch bệnh khác. Tự nó nghiêm trọng dần lên bởi vì sau đó, người dân không ngừng đổ xô đi mua khẩu trang, không ai muốn đi du lịch, người người hủy kỳ nghỉ, thay đổi hành vi. Các chính phủ nhìn vào các biện pháp quyết liệt mà Trung Quốc đã thực hiện như phong tỏa nguyên các thành phố Thượng Hải, Bắc Kinh, Ma Cao và nhiều nơi khác.

Chỉ mất một tháng để cảm thấy lo sợ thực sự, đó là nỗi lo sợ dịch bệnh lây lan sang các nước khác và các nước đó sẽ hành động ra sao. Dịch virus Corona là một cú sốc về cung và cầu đối với nền kinh tế toàn cầu. Dù chưa chắc chắn là đại dịch, các ngân hàng trung ương cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm lãi suất hơn nữa, khi các quốc gia đang cuống cuồng ngăn chặn dịch bệnh gây thiệt hại đến nền kinh tế trong nước. Các nhà đầu tư chuẩn bị cho tình huống bất ngờ này bằng cách đặt cược vào trái phiếu nhiều hơn bao giờ hết và tăng phân bổ vốn đầu tư vào các sản phẩm thu nhập cố định (fixed-income) và giảm tiếp xúc với thị trường cổ phiếu nhiều rủi ro hơn.

Tăng trưởng toàn cầu sẽ còn tiếp tục chậm lại và virus Corona không phải là động lực gây ra việc này. Nó chỉ là chất xúc tác giúp thay đổi một số xu hướng hoặc tăng tốc các xu hướng vốn đã tồn tại. Sự bùng phát virus Corona COVID-19 có thể gây thiệt hại 200 tỉ USD trong năm nay, chủ yếu là do các biện pháp hạn chế đi lại và cách ly hà khắc ở Trung Quốc. Vấn đề là: các có hiệu quả ngăn chặn bệnh dịch, và trong một vài trường hợp, còn có thể khiến bùng phát dịch trầm trọng thêm.

Để ứng phó, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải giảm lãi suất thêm một lần nữa là khoảng 75%. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào việc dịch bệnh diễn ra như thế nào. Nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan và không ngừng kìm hãm người dân như những gì đang diễn ra, FED sẽ phải giảm lãi suất và điều này mang lại cơ hội tuyệt vời cho thị trường trái phiếu và các kênh đầu tư an toàn như vàng. Tác động của dịch virus Corona đối với doanh thu của các công ty toàn cầu có thể đang bị đánh giá thấp ở mức giá cổ phiếu hiện tại. Điều này dẫn đến rủi ro cao sẽ xảy ra điều chỉnh và thậm chí đưa thị trường vào xu hướng giảm giá (bear market).

Rainer Michael Preiss, Chiến lược gia Quỹ Taurus Family Office (Singapore)
Viết cho Tạp chí Nhà Quản Lý tháng 2.2020

  • Khoa học quản lý
  • Chuyện Quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe

Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý - ISSN 1859- 0772

Giấy phép hoạt động báo điện tử số 324/GP-BTTTT  của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/07/2017

Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tổng biên tập: ThS Nguyễn Đăng Bình

Trụ sở tòa soạn: 27 đường 23, Phường Tân Quy, Quận 7, TP.HCM

Hotline: 0986 877 231 - 0905454667

Email: toasoan@nhaquanly.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - ĐÓNG GÓP Ý KIẾN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO - BÁO GIÁ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký