• 0986 877 231
  • toasoan@nhaquanly.vn
  • Danh sách tạp chí
  • Tìm kiếm
  • Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
Nguyễn Thu Trang # Wineco
  • Người lao động TP.HCM hào hứng với xe máy điện VinFast: Lái êm, thích hơn xe máy xăng
  • VCBNeo - công bố thương hiệu mới và ứng dụng ngân hàng số NeoOne
  • Tậu VF 5, chủ xe thừa nhận: “Lời cả tiền lẫn trải nghiệm”
  • KienlongBank lọt top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý gần nhất
  • Mastercard và NAPAS chính thức phát hành thẻ đồng thương hiệu đầu tiên cùng 6 ngân hàng Việt Nam
  • Hội quán Trúc Lâm chinh phục vị giác Thủ tướng Thái Lan tại tiệc chiêu đãi cấp cao
  • Khoa học quản lý
  • Thực tiễn quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Khởi nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe
    Video ẢNh Infographic eMagazine
Người Việt Nam đang tiêu 2 đồng trong số 3 đồng làm ra, đứng thứ hai trong nhóm dẫn đầu tăng trưởng tiêu dùng tại Đông Nam Á, nơi vốn có truyền thống về tỉ lệ tiết kiệm cao.

Châu Á được biết đến với truyền thống tiết kiệm. Tổng tiết kiệm trong nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (gồm các nước Đông Á, Đông Nam Á, châu Úc) chiếm khoảng 35% GDP và gần như không thay đổi trong suốt 30 năm qua, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Tuy nhiên tại khu vực Đông Nam Á, tình hình đang dần đổi khác với các nền kinh tế đang phát triển năng động như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Tỉ lệ tiết kiệm của nhóm nước này thấp hơn trung bình chung cả khối và đang có xu hướng giảm nhẹ.

Bên trong trung tâm thương mại Crescent Mall, Quận 7, TP.HCM (Ảnh: Bảo Zoãn)
Bên trong trung tâm thương mại Nowzone tại Quận 1, TP.HCM (Ảnh: Bảo Zoãn)

Việt Nam là nước có sự thay đổi rõ nét thứ hai khu vực, chỉ sau Philippines. Mức tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 trong khoảng trên dưới 25% GDP, đều thấp hơn các năm thời kỳ từ năm 2000 trở lại đây (trừ hai năm 2008-2009).

Thay vì tiết kiệm, người dân đang tiêu dùng nhiều hơn. Tổng mức tiêu dùng cá nhân của người Việt Nam hiện bằng 2/3 GDP (67,6% GDP), theo báo cáo của McKinsey tháng 9.2019. Trong 5 nền kinh tế năng động, tỉ lệ này của Việt Nam chỉ xếp sau Philippines đang ở mức 73,8%.

Xu hướng bùng nổ tiêu dùng cá nhân đáng chú ý hơn khi nhìn vào dữ liệu bán lẻ. Doanh số bán lẻ hàng hóa tăng gần gấp 20 lần trong hai thập kỷ qua, đạt gần 200 tỉ USD năm 2018, theo báo cáo của HSBC. Những lĩnh vực như vận tải, ăn uống (F&B), thời trang may mặc... là những đối tượng hưởng lợi chính của triển vọng tiêu dùng tích cực này. Ngành hàng không thuộc nhóm phát triển nhất thế giới của Việt Nam là một minh chứng. Số chuyến bay nội địa hàng tháng đã tăng gấp 3,5 lần trong thập kỷ qua. Các cửa hàng ăn uống chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu của trung tâm thương mại và các cửa hàng mặt phố. Với dự báo ngành F&B tăng trưởng 6%, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang xem xét việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.

Tổng mức tiết kiệm so với GDP của Việt Nam 2000-2018 (Nguồn: World Bank)
Tổng mức tiết kiệm so với GDP của Việt Nam 2000-2018 (Nguồn: World Bank)

Quy mô thị trường lớn với dân số 96 triệu người, cộng thêm sự sẵn sàng chi trả của người dân thúc đẩy phát triển của ngành bán lẻ. Nhiều năm liền người Việt Nam đều thuộc tốp lạc quan hàng đầu thế giới theo chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Nielsen.

Không gian tăng trưởng tiêu dùng còn nhiều khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang ngày một đông đảo, dự kiến tăng 9,2% trong năm năm kể từ năm 2018 - là mức tăng mạnh nhất so với các nước trong khu vực. Nhóm này sẽ chiếm hơn một nửa dân số vào năm 2035, theo McKinsey.

Khi bộ phận trung lưu ngày càng gia tăng, mức chi tiêu của họ cũng nhiều hơn, đóng góp tích cực hơn vào tổng mức của toàn xã hội. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam duy trì tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) ở mức cao. Năm 2049, nhóm này vẫn chiếm 64% dân số.

Tiêu dùng cá nhân so với GDP của 5 quốc gia Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan(Nguồn: McKinsey)
Tiêu dùng cá nhân so với GDP của 5 quốc gia Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan (Nguồn: McKinsey)

Cùng với đó, thế hệ Y (những người sinh từ sau 1980 đến khoảng 1995) có quan điểm chi tiêu khác hơn, được xác định là tầng lớp người tiêu dùng mới - những người chưa giàu, nhưng sẵn sàng chi trả (High Earners Not Rich Yet), theo báo cáo về thị trường hàng xa xỉ năm 2019 vừa được Deloitte công bố. Tầng lớp khách hàng tương lai - thế hệ Z (những người sinh năm 1995) được đánh giá sẵn sàng chi tiêu mạnh tay hơn nữa.

Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của người Việt đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010. Đặc biệt, thu nhập của người dân tại khu vực đô thị tăng với tốc độ nhanh hơn. Theo HSBC, người dân đô thị trung bình chi tiêu khoảng 152 USD/tháng, tương đương 60% thu nhập. Trong khi đó, tỉ lệ đô thị hóa của ở Việt Nam mới khoảng 36% - thấp nhất trong nhóm năm nước năng động khu vực Đông Nam Á. Việt Nam còn nhiều triển vọng để tăng trưởng tiêu dùng với quá trình đô thị hóa đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Với sự bùng nổ của tiêu dùng cá nhân, không chỉ riêng ngành bán lẻ hưởng lợi. Việt Nam đang đứng trước nhiều lựa chọn hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Thái Hoàng

  • Khoa học quản lý
  • Chuyện Quản lý
  • Nhân vật
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Doanh nghiệp
  • Công nghệ
  • Sức khỏe

Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý - ISSN 1859- 0772

Giấy phép hoạt động báo điện tử số 324/GP-BTTTT  của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 10/07/2017

Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tổng biên tập: ThS Nguyễn Đăng Bình

Trụ sở tòa soạn: 27 đường 23, Phường Tân Quy, Quận 7, TP.HCM

Hotline: 0986 877 231 - 0905454667

Email: toasoan@nhaquanly.vn

THÔNG TIN TÒA SOẠN - ĐÓNG GÓP Ý KIẾN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO - BÁO GIÁ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký