Xu hướng đầu tư cho công nghệ giải trí tại nhà lại có sự khác biệt so với dự đoán trước đại dịch của các chuyên gia.
Khác với hoạt động giải trí đòi hỏi người dùng phải đi ra ngoài như đến rạp chiếu phim, rạp hát, khu vui chơi, công viên trò chơi, v.v, giải trí tại nhà (home entertainment) là lĩnh vực cần đầu tư thiết bị để người dùng có thể tận hưởng các bộ phim, bản nhạc, bài hát và chơi trò chơi ngay tại nhà. Do đó, giải trí tại nhà luôn ở vị trí trung tâm trong đột phá công nghệ kỹ thuật số nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng và đẩy mạnh tiêu dùng.
Với triển vọng phát triển của Internet 5G, dự kiến năm 2020 là năm bùng nổ của các xu hướng công nghệ giải trí, bao gồm: dịch vụ xem phim trực tuyến trả phí, TV thông minh tích hợp kết nối internet hay 4K UHD, trò chơi điện tử, di động 5G và thiết bị thực tế ảo (VR/AR). Các xu hướng này dự kiến sẽ làm thay đổi mức độ tiêu thụ, tạo ra các thiết bị và kênh phân phối giải trí mới, theo báo cáo tháng Chín 2019 của Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ (CTA).
1. Các dịch vụ xem video trực tuyến trả phí
Theo dự đoán tháng 9.2019 của CTA, trong các dịch vụ phát trực tuyến trả phí, dịch vụ xem video (phim, chương trình truyền hình, thể thao, v.v) tiếp tục chiếm hơn hai phần ba tổng doanh thu, dịch vụ nghe nhạc chỉ chiếm dưới một phần ba trong năm 2020. Dịch vụ xem video trực tuyến ở Mỹ được dự đoán tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ, có khả năng đạt doanh thu 21,9 tỉ USD trong năm nay, không chỉ đối với các công ty hàng đầu như Amazon Prime, Hulu và Netflix, mà còn nhiều dịch vụ khác. Các dịch vụ mới hoặc chuẩn bị ra mắt như Apple TV +, Disney +, HBO Max, Peacock của NBCUniversal cũng dự kiến thu hút được nhiều người đăng ký.
Theo nghiên cứu mới nhất tháng 4.2020 của CTA về tác động của COVID-19 đối với việc sử dụng công nghệ tại nhà, triển vọng đối với các dịch vụ xem video trực tuyến trả phí có vẻ còn tươi sáng hơn, doanh thu 2020 tại Mỹ có thể tăng trưởng từ 29-35% trên giá trị năm 2019 là 18,7 tỉ USD (từ 24,1 – 25,2 tỉ USD).
Các dịch vụ này được sử dụng nhiều hơn thông thường, và có hơn một phần tư trong số những người được hỏi là khách hàng mới. Chẳng hạn, Netflix tuyên bố ứng dụng có thêm gần 16 triệu khách hàng mới trong ba tháng đầu năm, lượng gần gấp đôi so với những tháng cuối năm 2019. Việc phong tỏa cũng là cơ hội tuyệt vời cho Disney +, khi ra mắt tại Anh ngày 24.3, một ngày sau khi Thủ tướng Boris Johnson yêu cầu người dân ở nhà. Dịch vụ Disney + ước tính thu hút 1,6 triệu người đăng ký ở Anh trong tháng đầu và 85% số này cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ sau khi khủng hoảng y tế qua đi, theo nghiên cứu của Oliver & Ohlbaum Associates.
2. Điện thoại thông minh 5G
Điện thoại di động 5G được dự đoán sẽ thúc đẩy doanh số điện thoại di động trong năm 2012, chiếm 12% số điện thoại được bán ra thị trường Mỹ. Người tiêu dùng dự kiến sẽ có nhu cầu sử dụng công nghệ 5G tốc độ cao để chơi ngay trên điện thoại video game – những trò chơi trước chỉ có thể chơi trên game console (bàn giao tiếp trò chơi như PlayStation, Nintendo hay Xbox) hoặc máy tính cá nhân cao cấp.
Mặc dù năm nay các hãng điện thoại như Samsung, Xiaomi, Huawei, Oppo tiếp tục ra mắt các sản phẩm di động 5G mới, nhưng doanh thu có thể sụt giảm so với năm trước vì người tiêu dùng sẽ cân nhắc chuyện thay đổi điện thoại do các khó khăn kinh tế phát sinh do đại dịch. Việc bùng nổ chờ đợi đã lâu cũng lĩnh vực này có lẽ phải hoãn lại đến khi kinh tế phục hồi trở lại.
Dự kiến tổng doanh thu điện thoại di động trên thị trường Mỹ năm nay sẽ giảm 6-15% trên số lượng bán ra năm 2019 là 162,6 triệu thiết bị, theo CTA.
3. TV
CTA dự đoán 2020 là năm tăng trưởng mạnh mẽ của TV thông minh có kết nối internet, dự kiến chiếm 74% tổng số TV mới được bán ra trên thị trường Mỹ. Mặc dù có giá bán cao hơn TV thông thường, nhưng số hộ gia đình sở hữu TV thông minh liên tục gia tăng, từ 24% năm 2014 đến 60% năm 2019 và dự kiến tỉ lệ này còn tăng cao hơn trong năm nay. Điều này thúc đẩy Roku và Amazon Fire thỏa thuận để tích hợp các thiết bị truy cập internet vào TV của một số hãng sản xuất như TCL hay LG. Công nghệ màn hình chất lượng cao 4K UHD cũng được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm nay, chiếm 50% TV mới bán ra thị trường Mỹ, nhờ giá trung bình giảm hai năm liên tục.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thời gian xem TV tăng lên đến 63%, theo nghiên cứu của Kantar. Tuy các hộ gia đình có nhu cầu mua thêm TV để phục vụ nhiều người xem hơn ở nhà hoặc nâng cấp thiết bị, nhưng những khó khăn về kinh tế và sự phổ biến của các thiết bị giải trí khác như điện thoại thông minh dự đoán sẽ làm lu mờ triển vọng đẩy mạnh các công nghệ mới màn hình 4k UHD và tích hợp internet. CTA dự đoán doanh thu TV sẽ giảm từ 8-14% so với mức 39,8 triệu thiết bị được bán ra ở Mỹ năm 2019. Xu hướng tăng trưởng mạnh đối với hai công nghệ dành cho TV này có thể chỉ trở lại khi kinh tế phục hồi.
4. Trò chơi điện tử (video game)
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử có sự tăng trưởng liên tục trong vài thập kỷ qua và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên đến 9% (giai đoạn 2018-2022), theo dự đoán của Newzoo, công ty phân tích thị trường trò chơi toàn cầu. Trong đó, video game trên mảng điện thoại di động sẽ phát triển mạnh nhất.
Các công ty trò chơi lớn ở Châu Á như Nintendo và Tencent đều báo cáo doanh thu tăng trong Quý I.2020. Gần nửa doanh thu của Nintendo đến từ bán hàng trực tuyến – một kỷ lục khiến lợi nhuận của công ty tăng 41%. Trong khi đó, doanh thu trò chơi trực tuyến của Tencent cũng tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
5. Thiết bị thực tế ảo (VR/AR)
Trước khi xảy ra đại dịch, thị trường các thiết bị thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) được dự đoán sẽ tăng trưởng hai con số sau nhiều năm chững lại sau khi doanh thu đạt đỉnh điểm năm 2016, theo CTA. Sự tăng trưởng này được dự đoán một phần nhờ công nghệ 5G tốc độ cao rút ngắn thời gian tải, sự ra đời của các thiết bị VR headset all-in-one không cần kết nối với máy tính hay điện thoại, giúp đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và sự ứng dụng của AR trong ngành bán lẻ.
Tuy nhiên, là công nghệ mới với giá thành cao, việc đóng cửa các cửa hàng trưng bày sản phẩm VR/AR khiến khách hàng khó lòng trải nghiệm công nghệ, khiến các thiết bị này khó tiếp cận người tiêu dùng qua kênh bán trực tuyến hơn, so với các thiết bị quen thuộc như điện thoại di động, máy tính bảng. Bên cạnh đó, tác động lớn nhất của đại dịch COVID-19 đối với ngành VR/AR chính là tác động kinh tế. Sự lựa chọn không tránh khỏi giữa nhu cầu thiết yếu và nhu cầu giải trí có thể làm giảm chi tiêu cho các thiết bị VR/AR trong trung hạn. Dự báo của Digi-Capital năm 2020 và 2021 cho thấy mức giảm mỗi năm từ 1,5 đến 2 tỉ USD so với mức trước đại dịch.
6. Mạng xã hội
Trong thời kỳ khủng hoảng, mạng xã hội là kênh giao tiếp và trao đổi thông tin nhanh chóng và thuận tiện nhất. Nhu cầu giải trí qua mạng xã hội gia tăng đáng kể ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của đại dịch. Theo nghiên cứu của Kankar trên 25 nghìn khách hàng tại 30 quốc gia, thời gian sử dụng mạng xã hội tăng 61% so với mức sử dụng thông thường.
WhatsApp là ứng dụng mạng xã hội tăng trưởng nhiều nhất, trung bình 40% trong tất cả các giai đoạn của đại dịch. Tây Ban Nha là thị trường có mức tăng sử dụng WhatsApp lên đến 76%. Mức độ sử dụng Facebook tăng 37%, còn mạng xã hội trong nước Wechat và Weibo của Trung Quốc thì có mức tăng 58%. Thậm chí, các doanh nghiệp còn coi mạng xã hội là cơ hội thúc đẩy doanh số bán lẻ trực tuyến trong thời gian gia tăng sử dụng phương thức giải trí này, chẳng hạn như các hãng mỹ phẩm Trung Quốc Perfect Diary hay Lancome bán hàng qua Wechat.
Đặc biệt, nội dung chứa video (video content) trên mạng xã hội chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ nhất. Phím “Play” của các video luôn là nút bấm hấp dẫn nhất, một nội dung chứa video trên mạng Twitter có khả năng được đăng lại gấp sáu lần so với nội dung chứa ảnh. Trong suốt mùa dịch, lượng người dùng tải TikTok, một ứng dụng xem video trực tuyến có từ năm 2016 của Trung Quốc, chứng kiến mức tăng kỉ lục và đạt gần 2 tỉ lượt tải về tính đến hết quý I.2020. Trung bình người dùng TikTok dành khoảng 52 phút mỗi ngày để xem ứng dụng, theo BusinessofApps 2019.
Với sự phát triển của công nghệ 5G, cho phép tốc độ tải ngày càng nhanh, tương lai của mạng xã hội chính là điện thoại di động. Với khoảng 3 tỉ người được tiếp cận thiết bị kết nối internet, sự gia tăng sử dụng mạng xã hội trong đại dịch sẽ hình thành thói quen giải trí về dài hạn.
Với triển vọng phát triển của Internet 5G, dự kiến năm 2020 là năm bùng nổ của các xu hướng công nghệ giải trí, bao gồm: dịch vụ xem phim trực tuyến trả phí, TV thông minh tích hợp kết nối internet hay 4K UHD, trò chơi điện tử, di động 5G và thiết bị thực tế ảo (VR/AR). Các xu hướng này dự kiến sẽ làm thay đổi mức độ tiêu thụ, tạo ra các thiết bị và kênh phân phối giải trí mới, theo báo cáo tháng Chín 2019 của Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ (CTA).
Trước tác động không lường trước của đại dịch COVID-19, người dân nhiều nước được yêu cầu hoặc tự ý thức hạn chế rời khỏi nhà, khiến nhu cầu giải trí tại chỗ gia tăng. Mặc dù nhu cầu tăng, nhưng xu hướng đầu tư cho công nghệ giải trí tại nhà lại có sự khác biệt so với dự đoán trước đại dịch của các chuyên gia, do tâm lý hoặc khó khăn kinh tế của người dùng. Sau đây là một số thay đổi trong các xu hướng công nghệ giải trí năm nay do ảnh hưởng của COVID-19.
1. Các dịch vụ xem video trực tuyến trả phí
Theo dự đoán tháng 9.2019 của CTA, trong các dịch vụ phát trực tuyến trả phí, dịch vụ xem video (phim, chương trình truyền hình, thể thao, v.v) tiếp tục chiếm hơn hai phần ba tổng doanh thu, dịch vụ nghe nhạc chỉ chiếm dưới một phần ba trong năm 2020. Dịch vụ xem video trực tuyến ở Mỹ được dự đoán tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ, có khả năng đạt doanh thu 21,9 tỉ USD trong năm nay, không chỉ đối với các công ty hàng đầu như Amazon Prime, Hulu và Netflix, mà còn nhiều dịch vụ khác. Các dịch vụ mới hoặc chuẩn bị ra mắt như Apple TV +, Disney +, HBO Max, Peacock của NBCUniversal cũng dự kiến thu hút được nhiều người đăng ký.
Theo nghiên cứu mới nhất tháng 4.2020 của CTA về tác động của COVID-19 đối với việc sử dụng công nghệ tại nhà, triển vọng đối với các dịch vụ xem video trực tuyến trả phí có vẻ còn tươi sáng hơn, doanh thu 2020 tại Mỹ có thể tăng trưởng từ 29-35% trên giá trị năm 2019 là 18,7 tỉ USD (từ 24,1 – 25,2 tỉ USD).
Các dịch vụ này được sử dụng nhiều hơn thông thường, và có hơn một phần tư trong số những người được hỏi là khách hàng mới. Chẳng hạn, Netflix tuyên bố ứng dụng có thêm gần 16 triệu khách hàng mới trong ba tháng đầu năm, lượng gần gấp đôi so với những tháng cuối năm 2019. Việc phong tỏa cũng là cơ hội tuyệt vời cho Disney +, khi ra mắt tại Anh ngày 24.3, một ngày sau khi Thủ tướng Boris Johnson yêu cầu người dân ở nhà. Dịch vụ Disney + ước tính thu hút 1,6 triệu người đăng ký ở Anh trong tháng đầu và 85% số này cho biết sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ sau khi khủng hoảng y tế qua đi, theo nghiên cứu của Oliver & Ohlbaum Associates.
2. Điện thoại thông minh 5G
Điện thoại di động 5G được dự đoán sẽ thúc đẩy doanh số điện thoại di động trong năm 2012, chiếm 12% số điện thoại được bán ra thị trường Mỹ. Người tiêu dùng dự kiến sẽ có nhu cầu sử dụng công nghệ 5G tốc độ cao để chơi ngay trên điện thoại video game – những trò chơi trước chỉ có thể chơi trên game console (bàn giao tiếp trò chơi như PlayStation, Nintendo hay Xbox) hoặc máy tính cá nhân cao cấp.
Mặc dù năm nay các hãng điện thoại như Samsung, Xiaomi, Huawei, Oppo tiếp tục ra mắt các sản phẩm di động 5G mới, nhưng doanh thu có thể sụt giảm so với năm trước vì người tiêu dùng sẽ cân nhắc chuyện thay đổi điện thoại do các khó khăn kinh tế phát sinh do đại dịch. Việc bùng nổ chờ đợi đã lâu cũng lĩnh vực này có lẽ phải hoãn lại đến khi kinh tế phục hồi trở lại.
Dự kiến tổng doanh thu điện thoại di động trên thị trường Mỹ năm nay sẽ giảm 6-15% trên số lượng bán ra năm 2019 là 162,6 triệu thiết bị, theo CTA.
3. TV
CTA dự đoán 2020 là năm tăng trưởng mạnh mẽ của TV thông minh có kết nối internet, dự kiến chiếm 74% tổng số TV mới được bán ra trên thị trường Mỹ. Mặc dù có giá bán cao hơn TV thông thường, nhưng số hộ gia đình sở hữu TV thông minh liên tục gia tăng, từ 24% năm 2014 đến 60% năm 2019 và dự kiến tỉ lệ này còn tăng cao hơn trong năm nay. Điều này thúc đẩy Roku và Amazon Fire thỏa thuận để tích hợp các thiết bị truy cập internet vào TV của một số hãng sản xuất như TCL hay LG. Công nghệ màn hình chất lượng cao 4K UHD cũng được dự đoán sẽ bùng nổ trong năm nay, chiếm 50% TV mới bán ra thị trường Mỹ, nhờ giá trung bình giảm hai năm liên tục.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thời gian xem TV tăng lên đến 63%, theo nghiên cứu của Kantar. Tuy các hộ gia đình có nhu cầu mua thêm TV để phục vụ nhiều người xem hơn ở nhà hoặc nâng cấp thiết bị, nhưng những khó khăn về kinh tế và sự phổ biến của các thiết bị giải trí khác như điện thoại thông minh dự đoán sẽ làm lu mờ triển vọng đẩy mạnh các công nghệ mới màn hình 4k UHD và tích hợp internet. CTA dự đoán doanh thu TV sẽ giảm từ 8-14% so với mức 39,8 triệu thiết bị được bán ra ở Mỹ năm 2019. Xu hướng tăng trưởng mạnh đối với hai công nghệ dành cho TV này có thể chỉ trở lại khi kinh tế phục hồi.
4. Trò chơi điện tử (video game)
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử có sự tăng trưởng liên tục trong vài thập kỷ qua và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên đến 9% (giai đoạn 2018-2022), theo dự đoán của Newzoo, công ty phân tích thị trường trò chơi toàn cầu. Trong đó, video game trên mảng điện thoại di động sẽ phát triển mạnh nhất.
Với đặc trưng là hoạt động giải trí gây kích thích mạnh, có thể tương tác xã hội, diễn ra tại nhà và ít chịu tác động của các phong tỏa, trò chơi điện tử đang phát triển mạnh trên toàn cầu, bất chấp sự gián đoạn kinh tế trên diện rộng do COVID-19. Thị trường trò chơi điện tử toàn cầu được dự đoán đạt giá trị 159 tỉ USD năm 2020, gấp khoảng bốn lần doanh thu từ rạp chiếu phim (43 tỉ USD năm 2019).
Thị trường trò chơi toàn cầu 2020. Nguồn: Newzoo.
5. Thiết bị thực tế ảo (VR/AR)
Trước khi xảy ra đại dịch, thị trường các thiết bị thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) được dự đoán sẽ tăng trưởng hai con số sau nhiều năm chững lại sau khi doanh thu đạt đỉnh điểm năm 2016, theo CTA. Sự tăng trưởng này được dự đoán một phần nhờ công nghệ 5G tốc độ cao rút ngắn thời gian tải, sự ra đời của các thiết bị VR headset all-in-one không cần kết nối với máy tính hay điện thoại, giúp đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và sự ứng dụng của AR trong ngành bán lẻ.
Tuy nhiên, là công nghệ mới với giá thành cao, việc đóng cửa các cửa hàng trưng bày sản phẩm VR/AR khiến khách hàng khó lòng trải nghiệm công nghệ, khiến các thiết bị này khó tiếp cận người tiêu dùng qua kênh bán trực tuyến hơn, so với các thiết bị quen thuộc như điện thoại di động, máy tính bảng. Bên cạnh đó, tác động lớn nhất của đại dịch COVID-19 đối với ngành VR/AR chính là tác động kinh tế. Sự lựa chọn không tránh khỏi giữa nhu cầu thiết yếu và nhu cầu giải trí có thể làm giảm chi tiêu cho các thiết bị VR/AR trong trung hạn. Dự báo của Digi-Capital năm 2020 và 2021 cho thấy mức giảm mỗi năm từ 1,5 đến 2 tỉ USD so với mức trước đại dịch.
6. Mạng xã hội
Trong thời kỳ khủng hoảng, mạng xã hội là kênh giao tiếp và trao đổi thông tin nhanh chóng và thuận tiện nhất. Nhu cầu giải trí qua mạng xã hội gia tăng đáng kể ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của đại dịch. Theo nghiên cứu của Kankar trên 25 nghìn khách hàng tại 30 quốc gia, thời gian sử dụng mạng xã hội tăng 61% so với mức sử dụng thông thường.
WhatsApp là ứng dụng mạng xã hội tăng trưởng nhiều nhất, trung bình 40% trong tất cả các giai đoạn của đại dịch. Tây Ban Nha là thị trường có mức tăng sử dụng WhatsApp lên đến 76%. Mức độ sử dụng Facebook tăng 37%, còn mạng xã hội trong nước Wechat và Weibo của Trung Quốc thì có mức tăng 58%. Thậm chí, các doanh nghiệp còn coi mạng xã hội là cơ hội thúc đẩy doanh số bán lẻ trực tuyến trong thời gian gia tăng sử dụng phương thức giải trí này, chẳng hạn như các hãng mỹ phẩm Trung Quốc Perfect Diary hay Lancome bán hàng qua Wechat.
Đặc biệt, nội dung chứa video (video content) trên mạng xã hội chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ nhất. Phím “Play” của các video luôn là nút bấm hấp dẫn nhất, một nội dung chứa video trên mạng Twitter có khả năng được đăng lại gấp sáu lần so với nội dung chứa ảnh. Trong suốt mùa dịch, lượng người dùng tải TikTok, một ứng dụng xem video trực tuyến có từ năm 2016 của Trung Quốc, chứng kiến mức tăng kỉ lục và đạt gần 2 tỉ lượt tải về tính đến hết quý I.2020. Trung bình người dùng TikTok dành khoảng 52 phút mỗi ngày để xem ứng dụng, theo BusinessofApps 2019.
Với sự phát triển của công nghệ 5G, cho phép tốc độ tải ngày càng nhanh, tương lai của mạng xã hội chính là điện thoại di động. Với khoảng 3 tỉ người được tiếp cận thiết bị kết nối internet, sự gia tăng sử dụng mạng xã hội trong đại dịch sẽ hình thành thói quen giải trí về dài hạn.
Cao Dung