Thị trường thời trang sẽ đi lên khi các thương hiệu ngoại vào Việt Nam

Ngày 25.12, Uniqlo Việt Nam chính thức xác nhận đang chuẩn bị để khai trương cửa hàng tiếp theo tại Hà Nội, sau khi mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.

Thị trường sẽ thay đổi nếu các thương hiệu thời trang lớn mở rộng quy mô tại Việt Nam, nhận định của ông Nguyễn Quốc Tuấn, đồng sáng lập của Juno và hiện tại là CEO của chuỗi cửa hàng thời trang Hoàng Phúc.

Theo ông Tuấn, các thương hiệu thời trang nước ngoài vào Việt Nam sẽ giúp khách hàng nâng cao tiêu chuẩn sử dụng đối với thị trường. Với lợi thế về kinh nghiệm vận hành quốc tế, các thương hiệu như Zara, H&M hay gần đây nhất là Uniqlo đem đến cho khách hàng cảm thấy mình có được trải nghiệm mới, tốt hơn. “Đây là một tín hiệu vui. Điều này giúp cho toàn bộ thị trường đi lên”, ông nói.

Khách hàng đến Uniqlo trong ngày đầu tiên tại TP.HCM - Ảnh: Bảo Zoãn
Khách hàng đến Uniqlo trong ngày đầu tiên tại TP.HCM - Ảnh: Bảo Zoãn

Trong một cuộc phỏng vấn trước thềm khai trương cửa hàng đầu tiên hồi đầu tháng 12.2019 tại TP.HCM, ông Yukihiro Katsuta - Phó Chủ tịch tập đoàn Fast Retailing - trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Uniqlo ông chia sẻ, do chi phí thuê mặt bằng cho tại Việt Nam quá cao, do đó công ty cân nhắc mở những cửa hàng đầu tiên để thăm dò thị trường. Công ty chưa có kế hoạch cụ thể về số lượng cửa hàng dự tính trong thời gian tới. Trong thời gian mới vào Việt Nam, Uniqlo Việt Nam vẫn sẽ tập trung vào phát triển chất lượng dịch vụ, là chất lượng không gian cửa hàng khi khách đến trải nghiệm, ông nói.

x
Ông Yukihiro Katsuta - Phó Chủ tịch tập đoàn Fast Retailing - Ảnh: Uniqlo

Zara, thương hiệu thời trang nhanh thuộc công ty Inditex Tây Ban Nha hiện cũng mới mở hai cửa hàng sau ba năm vào Việt Nam. H&M, thương hiệu thời trang đến từ Thụy Điển cũng đã mở được ba cửa hàng tại Hà Nội, bốn cửa hàng tại TP.HCM và một cửa hàng tại Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn - CEO Chuỗi thời trang Hoàng Phúc - Ảnh: Bảo Zoãn
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - CEO Chuỗi thời trang Hoàng Phúc - Ảnh: Bảo Zoãn
Theo ông Tuấn, những nhãn hàng thời trang có cùng phân khúc giá trung bình (casual) như Uniqlo sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất với điều kiện họ mở nhiều cửa hàng Việt Nam. Trừ khi khi họ mở rộng quy mô hàng trăm cửa hàng tại Việt Nam như đã làm tại Trung Quốc thì thị trường chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Ông Tuấn lấy ví dụ, với hai cửa hàng Zara, họ chỉ lấy một phần miếng bánh và thị trường không thay đổi. “Do đó, đây vẫn là cơ hội để các thương hiệu khác phát triển”, ông nói.

Nhu cầu mua sắm quần áo đứng vị trí thứ hai trong hạng mục sử dụng tiền nhàn rỗi của người Việt Nam chỉ sau việc tiết kiệm, theo nghiên cứu công bố hồi tháng 12.2019 của AC Nielsen Việt Nam.

Các mục đích người tiêu dùng Việt Nam sử dụng cho tiền nhàn rỗi quý 3.2019 - Nguồn: Nielsen Việt Nam
Các mục đích người tiêu dùng Việt Nam sử dụng cho tiền nhàn rỗi quý 3.2019 - Nguồn: Nielsen Việt Nam

Theo đánh giá của Euromonitor, ngành tiêu dùng quần áo và giày dép của Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép. Năm 2018, ngành thời trang của Việt Nam chứng kiến một kết quả tích cực. Việt Nam nhờ vào mức sống cao hơn, thu nhập trung bình tăng fa62n và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội.

Dâng Phạm

dang.pham

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/thi-truong-thoi-trang-se-di-len-khi-cac-thuong-hieu-ngoai-vao-viet-nam-a760.html