Mới đây, tại tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Sàn giao dịch và môi giới bất động sản vượt khó do ảnh hưởng Covid 19: Giải pháp và kiến nghị", các
Trong khi doanh thu ngưng trệ mà chi phí vẫn phải chi ra thì doanh nghiệp sẽ gặp áp lực. Đã không thu về lợi nhuận mà lãi suất ngân hàng và lãi từ vay các nguồn khác vẫn phải trả theo tháng đương nhiên là một thách thức cho doanh nghiệp. Nếu không có dòng tiền thì doanh nghiệp sẽ chết, tình trạng này cứ tiếp tục xảy ra, thì doanh nghiệp bất động sản sẽ "chết" trên đống tài sản.
Trước đó, Kết quả thống kê của FiinGroup cho thấy, trong quý 2/2021, nhóm doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm với những con số khả quan. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay, các rủi ro tài chính đang hiện hữu đó là, âm dòng tiền kinh doanh, gánh nặng nợ vay lớn và tồn kho bất động sản tăng mạnh.
Chính vì vậy, các đại biểu tham dự tọa đàm đã kiến nghị cơ quan chức năng xem xét tháo gỡ cùng doanh nghiệp để vượt qua đại dịch. Trong đó có việc, các ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất, khoanh nợ và giảm để chủ đầu tư có thêm nguồn lực phát triển dự án nhằm đưa ra sản phẩm vào quý 4 năm nay. Còn với những doanh nghiệp môi giới, để có thể duy trì được hoạt động cần chi trả chi phí mặt bằng, nhân viên, cũng rất cần đến vốn vay để trả lương. Hiện nay nguồn vốn vay để trả lương mà các doanh nghiệp tiếp cận được rất thấp. Ngoài ra, gói tín dụng cần phải khơi thông về pháp lý để thị trường bất động sản có thêm nguồn lực hồi phục mạnh mẽ hơn vào quý 4 năm nay cũng như năm 2022…
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản cho biết, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều dự án phát triển bất động sản đã phải ngừng xây dựng, hoạt động mở bán, các hoạt động tiếp xúc và tư vấn khách hàng không thể thực hiện. Hệ quả là doanh nghiệp không có doanh thu từ các giao dịch mua bán. Nhiều sàn môi giới bất động sản đã buộc phải cho nhân viên nghỉ việc do không có kinh phí để trả lương, nộp bảo hiểm xã hội, tiền thuê văn phòng và khoản chi phí khác.
Được biết, mới đây, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cũng đã có báo cáo kiến nghị gửi Chính phủ xem xét và đồng ý một số giải pháp cấp bách do (VACC) đưa ra, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.
Thiên Kim
Thiên Kim
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/doanh-nghiep-bds-chet-tren-dong-tai-san-vi-dong-tien-thieu-hut-keo-dai-a5424.html