Hành trình trở thành ông lớn viễn thông thế giới của Huawei

Trước năm 2004, hiếm nhà sản xuất điện thoại châu Âu biết đến sự tồn tại của một công ty tên Huawei, cũng không ai nghĩ thương hiệu này có khả năng trở thành một nhà cung cấp tiềm năng.

Mọi thứ thay đổi sau khi Richard Yu, CEO công ty the Consumner BG của Huawei, thuyết phục một công ty nhỏ tại Hà Lan về những chiến lược dài hạn mà công ty Trung Quốc này có thể sẵn sàng đem tới cho khách hàng.

Vào thời điểm trước đó, Telfort, một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông động có quy mô nhỏ nhất tại Hà Lan, sau khi nghe Huawei thuyết phục về tiềm năng của mạng lưới 3G, công ty này chấp thuận đàm phán. Ngay sau đó, một liên doanh nhỏ bao gồm nhóm nhân viên, được thành lập tại châu Âu. Tuy nhiên, Telfort lại gặp phải vấn đề lớn hơn khi không tìm ra địa điểm phù hợp để xây dựng các trạm thu phát.

Với tham vọng lấn sân sang thị trường châu Âu, Huawei nhanh chóng bắt tay vào hành động. Lúc bấy giờ, ở vị trí phó chủ tịch của hệ thống mạng không dây, Yu quyết định hủy toàn bộ cuộc gặp khác để làm việc với đội ngũ Huawei tại châu Âu và các kĩ sư tại Trung Quốc để tìm ra giải pháp. Chỉ trong vòng một tuần, họ đề xuất ý tưởng về một trạm thu phát có thể chia thành hai phần gồm cài đặt và vận hành với không gian hợp lý và chi phí rẻ hơn.

Ý tưởng trên lập tức gây ấn tượng với Telfort. Chỉ trong vòng vài tháng, hợp đồng mười năm trị giá 230 triệu Euro chính thức giúp Huawei ghi danh lên bản đồ. Một năm sau, Huawei lại tiếp tục trúng thầu từ BT Group (British Telecom), và trở thành nhà cung cấp cho Vodafone Group, một trong những nhà viễn thông lớn nhất thế giới.

Ảnh: Shutterstock

“Huawei chưa thực sự thống trị thị trường Trung Quốc vào thời điểm đó, mặc dù họ có vị thế khá tốt với những khách hàng như China Mobile, nhưng nếu muốn phát triển thị trường Trung Quốc, Huawei phải chứng minh mình là một công ty quốc tế”, Stefan Scheuerle, cựu giám đốc bán hàng của Huawei, người từng tham gia vào thương vụ Telfort chia sẻ trong một phỏng vấn.

“Telfort như một cánh cửa, mở ra cho chúng tôi nhiều cơ hội. Hợp đồng với với BT và Vodafone đánh dấu thời điểm Huawei được chấp nhận tại khắp châu Âu”, ông Sheuerle, nay là giám đốc của Sensorberg, một startup tại Đức kể lại.

Huawei hiện là công ty sản xuất các thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, với gần một nửa trong tổng doanh thu hàng năm hơn 100 tỉ đô la Mỹ đến từ các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường châu Âu, nơi mà Huawei đang chiếm khoảng 30% thị phần, cũng đang gặp nhiều thách thức. Mỹ tạo áp lực để châu Âu cấm Huawei, với những mối lo về bảo mật quốc gia, điều mà công ty viễn thông này một mực phủ nhận.

Mỹ đồng thời muốn đảm bảo xương sống của mạng lưới 5G, dự án hứa hẹn sẽ truyền tải dữ liệu nhanh gấp 100 lần so với hệ thống 4G hiện tại, phải được cung cấp bởi những quốc gia thân thiện. Mỹ cũng đưa ra lập luận cho rằng cơ sở hạ tầng cũng phục vụ cho những hoạt động quân sự.

Lời tuyên bố của Trung Quốc trong những năm gần đây về một kế hoạch hiện đại hóa ngành công nghiệp, đã rơi vào tầm ngắm của các nhà cố vấn Mỹ. Họ xem đây là mối đe dọa đối với nước này.

Trong khi Trung Quốc cáo buộc Mỹ sử dụng quyền lực nhà nước để kìm hãm Huawei thì công ty đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Vodafone từng tuyên bố sẽ đình chỉ việc triển khai các thiết bị của Huawei trong toàn bộ mạng lưới tại khu vực châu Âu cho đến khi những vấn đề liên quan đến chính trị của Huawei được giải quyết. BT đang dần loại bỏ các thiết bị của Huawei khỏi các phần của họ. Các nhà cung cấp khác cũng đang cân nhắc rủi ro của việc sử dụng Huawei, để loại bỏ thiết bị này ra khỏi thị trường trong trường hợp các chính phủ có thể cấm.

Doanh thu từ các dự án đấu thầu của Huawei quá nửa đến từ thị trường quốc tế (Nguồn: Huawei/South China Morning Post)
Doanh thu từ các dự án đấu thầu của Huawei quá nửa đến từ thị trường quốc tế (Nguồn: Huawei/South China Morning Post)

Phản ứng với các động thái này, một số lãnh đạo cấp cao của Huawei cho biết thị trường các nước láng giềng sẽ mang lại phần lớn doanh thu 5G cho công ty này trong tương lai gần.

Xu Zhijun cùng với hai giám đốc khác thay phiên điều hành Huawei, phát biểu trong một buổi họp tại trung tâm điều hành rằng nhu cầu lớn nhất đối với các công ty phần cứng băng thông rộng thế hệ tiếp theo là tại khu vực Trung Đông và châu Á.

Một trong số ít những công ty công nghệ Trung Quốc có dấu ấn toàn cầu, Huawei đang định hình ở một cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chơi thống trị bởi các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, và internet vạn vật. Trong đó, mạng lưới 5G như một hệ thống tuần hoàn có chức năng như nguồn duy trì hoạt động của các thiết bị mới.

“Chúng tôi khuyến khích các chính phủ có cái nhìn khách quan và cởi mở để cùng tham gia vào mạng lưới 5G và phát triển các mạng khác,” người phát ngôn của Huawei trả lời một chất vấn. Nhậm Chính Phi, chủ tịch và sáng lập công ty từng nói, ông thà đóng cửa Huawei còn hơn làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng.

Nhìn lại sự khởi đầu khiêm tốn, ít ai dự đoán Huawei có thể trở thành một công ty hàng đầu như hiện nay, với hơn 170 nghìn nhân viên tại hơn 170 thị trường.

Thành lập vào năm 1987, bởi một người lính ở tuổi trung niên vừa xuất ngũ họ Nhậm, người đã tạo dựng Huawei với chỉ 21 nghìn nhân dân tệ trong tay sau khi thất bại với một số liên doanh trước đó.

"Là một startup, Huawei không thừa kế mà phát triển nội lực dựa trên việc tuyển dụng rất nhiều kĩ sư có năng lực. Họ được truyền cảm hứng từ cách Ericsson hay Nokia vận hành,” Bengt Nordstrom, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Northstream có trụ sở tại của Stockholm và cựu giám đốc điều hành của Ericsson nói. “Tôi nghĩ, công bằng khi cho rằng các đối thủ của Huawei đã đánh giá quá thấp khả năng của công ty này cho đến năm 2010. Giờ thì không ai còn đánh giá thấp đối thủ đến từ Trung Quốc nữa.”

Trong cuộc phỏng vấn với cựu nhân viên của Huawei, các đối thủ và những nhà phân tích dài hạn vẽ một bức tranh về công ty được dập khuôn nhưng những giá trị mà Nhậm Chính Phi đã tạo dựng sau những năm tháng làm việc miệt mài, hà khắc với bản thân để tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu khách hàng. Câu chuyện này được đưa vào sách viết về Huawei: Lãnh đạo, văn hóa và sự gắn kết, bởi đồng tác giả Tian Tao, một thành viên của Hội đồng tư vấn Quốc tế Huawei.

Sinh ra tại Vũ Hán, một vùng quê nghèo phía tây nam của Trung Quốc năm 1944, Nhậm Chính Phi khởi đầu sự nghiệp là một giáo viên. Đến năm 1974, ông tham gia vào nhóm kỹ sư thuộc quân đội giải phóng với nhiệm vụ xây dựng một nhà máy hóa chất tại khu vực đông bắc, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -20 độ C vào mùa đông. Môi trường rèn luyện khắc nghiệt đã tôi luyện tinh thần của Nhậm Chính Phi và Huawei. “Mọi người đều phải ngủ trên nền cỏ”, trong giai đoạn đầu khi chưa có doanh trại, các chiến sĩ phải ăn dưa muối và củ cải trong sáu tháng ròng rã, ông kể.

“Chúng tôi được học cách chống chọi với khắc nghiệt. Chúng tôi học về những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và sống tại nơi mà mọi thứ vẫn còn sơ khai”.

Doanh thu Huawei đến từ các thị trường nước ngoài (đơn vị: Nhân Dân Tệ, Nguồn: Báo cáo của Huawei/South China Morning Post)
Doanh thu Huawei đến từ các thị trường nước ngoài (đơn vị: Tỉ Nhân Dân Tệ, Nguồn: Báo cáo của Huawei/South China Morning Post)

Huawei được biết đến như một hình mẫu doanh nghiệp Trung Quốc về “văn hóa sói” trong sự can đảm và khắc nghiệt. Nhậm Chính Phi cũng thường xuyên kể lại những câu chuyện về lòng dũng cảm của các nhân viên Huawei khi đối mặt với khoảng thời gian cực kì khó khăn và nghịch cảnh. Chính chủ nghĩa hà khắc cùng với việc tập trung cao độ vào khách hàng đã trở thành phần không thể thiếu trong bản sắc của họ.

Vào tháng 5.2018, một trận động đất 8,0 độ richter đã tàn phá tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, với 87 nghìn người thiệt mạng. Hàng ngàn người di tản đến nơi an toàn sau thảm họa trong khi đội ngũ kĩ sư của Huawei vẫn phải làm việc trên các trạm để duy trì các hệ thống liên lạc.

Trong cuốn sách do Titan viết, có đề cập đến nhiều câu chuyện, như việc đội ngũ của Huawei hoạt động trong vụ động đất tại Chile và Nhật Bản, trong chương “văn hóa cống hiến”. Huawei bắt đầu kinh doanh từ việc buôn bán các thiết bị viễn thông từ Hong Kong và Vũ Hán, và bán lại cho các bưu điện. Chiến lược công ty nhắm vào việc khai thác thị trường khu vực nông thôn, nguồn đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, khi mà các dịch vụ này vẫn còn hiếm tại Trung Quốc tại thời điểm đó.

Vào năm 1991, Nhậm Chính Phi đã dành hết tiền của mình để đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm chuyển mạch với đội ngũ nghiên cứu gồm 50 người.

Vào những năm của thập niên 90, từ “Huawei” thường bị ám chỉ về những sản phẩm giá thấp, chất lượng kém nhưng lại có dịch vụ tốt. Các sản phẩm chuyển đổi của công ty không đáng tin cậy lắm và thường nhanh hỏng. Chưa thể đem lại chất lượng tốt, công ty tập trung vào chất lượng dịch vụ. Đội ngũ của công ty luôn túc trực cạnh các hệ thống để đảm bảo chúng khởi động lại ngay lập tức, và sẵn sàng xin lỗi khách hàng, không bao giờ tranh cãi, một nhà vận hành viễn thông dấu tên tiết lộ trong cuốn sách của Titan.

“Công ty luôn tạo ra những ấn tượng về các quyết định cũng như tham vọng mãnh liệt,” Duncan Clark, chủ tịch của BDA Trung Quốc, người từng làm cố vấn cho Huawei. Trong những năm đầu, “Huawei chỉ có duy nhất một sự chọn lựa là đi về các vùng nông thôn của Trung Quốc, nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài chưa đặt chân tới”.

Ngày nay, cứ hai nhân viên thì có một người tham gia vào đội ngũ nghiên cứu và phát triển của công ty. Ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển của công ty với chi phí 20 tỉ USD mỗi năm, nhiều hơn gấp ba lần số tiền của ba công ty đối thủ cộng lại.

Huawei chiếm khoảng 28% thị phần cung cấp thiết bị viễn thông toàn cầu trong quý 3.2018, tăng bốn điểm phần trăm từ năm 2015, theo nghiên cứu của Dell’ Oro Group. Các chuyên gia cho rằng Huawei sẽ không leo lên vị trí như ngày nay nếu chỉ dựa vào chất lượng dịch vụ khách hàng.

Hồi đầu năm, Mỹ đệ đơn kiện Huawei, cáo buộc công ty này âm mưu đánh cắp công nghệ từ nhà mạng T-Mobile của Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách che giấu các quan hệ kinh doanh tại Iran. Huawei phản đối mọi cáo buộc trên trong các bản cáo trạng.

Năm 2004, Cisco Systems có trụ sở tại Mỹ cũng kiện Huawei ra tòa với cáo buộc công ty này ăn cắp các mã phần mềm để sử dụng trong các bộ định tuyến của Huawei. Vụ kiện đã được hai bên giải quyết sau đó.

Trong khi Huawei đang bị kiểm soát dưới các cơ quan an ninh của châu Âu, nơi các chính phủ đang đối mặt với áp lực đang gia tăng từ Mỹ, hãng viễn thông này vẫn được nhiều bên ủng hộ, bao gồm Globe Telecom tại Philippines. CEO của công ty này khẳng định không tìm thấy bất kì lỗi nào trong các thiết bị.

Cựu giám đốc của trụ sở truyền thông chính phủ Anh mới đây tuyên bố trong một bài phát biểu trực tuyến, việc cấm các công ty Trung Quốc như Huawei là một sự “thiếu hiểu biết về công nghệ” trong vấn đề an ninh mạng và sự phức tạp của hệ thống 5G.

Trong khi đó, Cơ quan An ninh mạng quốc gia của Anh cho rằng, vẫn có nhiều cách để ngăn chặn những rủi ro từ việc sử dụng mạng lưới 5G của Huawei, theo Financial Times. Kết luận này có sức nặng với các lãnh đạo khác khi Anh đang nằm trong nhóm “Năm đôi mắt trí tuệ nhân tạo” - chia sẻ chung mạng lưới với Úc, Canada, New Zealand và Mỹ.

Kevin Curran, giáo sư an ninh mạng tại Đại học Ulster ở Bắc Ireland, cho biết ông từng được một giám đốc của Huawei hỏi rằng công ty có thể làm gì để giảm bớt những lo ngại ở phương Tây. Ông khuyên giám đốc điều hành nên tiếp tục theo mô hình ở Anh, nơi Huawei đã thành lập một nhóm giám sát để xem xét các hoạt động bảo mật của mình.

"Cách duy nhất để đảm bảo rằng một phần mềm hoặc phần cứng không có lỗ hổng là nhờ các chuyên gia tin cậy độc lập kiểm tra mã. Đơn giản là không có sự thay thế nào cho việc xem mã" - ông Curran nói trong một cuộc phỏng vấn. "Huawei đã cung cấp bộ công cụ truy cập mạng cho các mạng cố định và di động của Anh trong hơn 15 năm. Nếu có lỗ hổng, người ta đã tìm thấy nó trong mã".

Theo South China Morning Post

dang.pham

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/hanh-trinh-tro-thanh-ong-lon-vien-thong-the-gioi-cua-huawei-a258.html