Năng lượng tái tạo là lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng tại các nước Đông Nam Á, và Việt Nam có thể hưởng lợi từ những đầu tư vào lĩnh vực này.
Công trình nhà máy điện mặt trời Trung Nam (tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc
Trong thập kỷ qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Nhu cầu sử dụng điện gia tăng đáng kể tương ứng với mức độ tăng trưởng kinh tế chung. Theo dữ liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, mức tiêu thụ điện trung bình hàng ngày là 615 triệu Kwh mỗi ngày trong vài tháng đầu năm 2020, tăng 7,5% so với năm 2019. Mặc dù nhiều ngành nghề và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, mức tiêu thụ điện của Việt Nam vẫn tăng.
Trước tác động của ô nhiễm và biến đổi khí hậu, Việt Nam cần phải cải cách ngành điện lực và áp dụng quá trình chuyển đổi hiệu quả sang hệ thống năng lượng tái tạo. Chuyển đổi như vậy sẽ giúp giảm thiểu những vấn đề ô nhiễm và biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh năng lượng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện của các hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế và công nghiệp. Dự báo nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn 10% mỗi năm vào cuối năm 2020 và 8% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030.
Theo nhận định của ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), năng lượng tái tạo nên chiếm tỉ lệ 10 - 15% trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch này tập trung vào việc mở rộng quy mô và tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng, giải quyết các vấn đề về cung cấp năng lượng cho khu vực đô thị, đóng góp thúc đẩy phát triển sản xuất và xây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên thân thiện với môi trường. Việt Nam đặt mục tiêu giảm vô điều kiện 8% lượng khí thải nhà kính (GHG) và giảm có điều kiện 25% lượng GHG vào năm 2030. Việt Nam cũng có kế hoạch đưa ra các biểu giá điện FIT (feed-in tariffs: cơ chế chính sách về giá điện giúp thúc đẩy năng lượng tái tạo) linh hoạt và các chính sách bảo vệ đầu tư cũng như nhiều ưu đãi khác nhằm đẩy mạnh phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.
Mặc dù năng lượng tái tạo là ngành tăng trưởng nhanh ở các nước châu Á nói chung, nhưng Việt Nam có thể được coi là một điểm đến tốt để đầu tư vào lĩnh vực này. Thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam đang nóng dần. Ở Việt Nam, các dự án năng lượng tái tạo sẽ được điều chỉnh dựa trên các kế hoạch phát triển điện, đơn vị mua điện và quy trình thỏa thuận mua bán điện, cũng như sự phê duyệt và chấp thuận từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT