Biến đổi khí hậu là mối quan tâm trọng điểm của nhiều quốc gia và tổ chức. Việc trợ vốn chống biến đổi khí hậu (climate finance) nở rộ nhưng còn nhiều thiếu sót, bất cập.
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam tại Trà Vinh. Ảnh: Tạp chí Nhà Quản Lý
Climate finance hay green finance (trợ vốn xanh, trợ vốn chống biến đổi khí hậu) là việc tăng cường dòng vốn (từ ngân hàng, tổ chức tín dụng vi mô, công ty bảo hiểm và đầu tư) từ các khu vực công, tư và các tổ chức không vì lợi nhuận (not-for-profit) vào các dự án ưu tiên tính bền vững về tài nguyên môi trường.
Việc cấp vốn nói chung cho một lĩnh vực bất kỳ luôn phản ánh sự vận động của xã hội, nhưng cũng có thể tác động làm thay đổi diện mạo xã hội. Câu hỏi đặt ra là vai trò của ngành tài chính trong việc giảm bớt khí thải carbon trong hoạt động kinh tế. Nếu dựa vào khoản vốn huy động khổng lồ hiện tại và các tuyên bố trang trọng của nhà đầu tư, ngân hàng và giới hoạch định chính sách, có thể nghĩ rằng ngành tài chính chuẩn bị ra tay cứu lấy hành tinh. Trong năm nay đã có khoảng 500 quỹ môi trường, xã hội và quản lý ra mắt. Nhiều nhà quản lý tài sản nói rằng họ sẽ buộc các công ty cắt giảm xả thải và tài trợ vào các dự án mới mang tính bền vững. Tuy vậy, khi chúng ta xem xét lại, climate finance chịu nhiều ảnh hưởng từ tư duy rối rắm, câu chữ marketing vô nghĩa và dữ liệu không chuẩn xác. Tài chính thực sự có vai trò quan trọng trong chống thay đổi khí hậu nhưng cần sớm có một cách tiếp cận vững chắc hơn nhiều.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT