Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo về hiểm họa của sự đối đầu Mỹ - Trung, dẫn tới tiêu tan triển vọng Thế kỷ châu Á trong bài viết đăng trên tờ Foreign Affairs ngày 4.6.
Cổng chào vào khu phố người Hoa (Chinatown) tại Washington DC (Mỹ). Ảnh: Shutterstock
Động lực ở châu Á - Thái Bình Dương
Những động lực thúc đẩy chính sách đối đầu hoặc hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xảy ra trên toàn thế giới, nhưng đấu trường quan trọng sẽ là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ luôn có lợi ích quốc gia quan trọng trong khu vực này, từng đổ máu và của cải vào Chiến tranh Thái Bình Dương cũng như tham chiến ở Hàn Quốc và Việt Nam.
Các chính sách cởi mở, hào phóng của Mỹ mang lại lợi ích to lớn cho châu Á - Thái Bình Dương bắt nguồn từ những lý tưởng chính trị bén rễ rất sâu của Mỹ và hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế như một “thành phố trên đồi” và “ánh sáng soi đường cho các quốc gia”, cũng như từ sự cân nhắc lợi ích cho chính mình. Một châu Á - Thái Bình Dương ổn định và thịnh vượng trước tiên đem đến các thị trường lớn và cơ sở sản xuất quan trọng cho các doanh nghiệp Mỹ. Không có gì ngạc nhiên, một số đồng minh trung thành nhất của Mỹ nằm ở châu Á, chẳng hạn như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và một số đối tác lâu dài cũng vậy, chẳng hạn như Singapore.
Trung Quốc cũng có lợi ích sống còn trong khu vực. Ở Đông Bắc Á, Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ II và Nội chiến Triều Tiên vẫn còn ảnh hưởng. Ở Đông Nam Á, Trung Quốc nhận ra nguồn năng lượng và nguyên liệu thô, các đối tác kinh tế và các tuyến giao thông quan trọng trên biển. Mỹ cũng cho rằng các điểm tắc nghẽn ở eo biển Malacca và Biển Đông phải được lưu thông để bảo vệ an ninh năng lượng của Trung Quốc. Nhưng một điểm khác biệt quan trọng với Mỹ là Trung Quốc coi châu Á - Thái Bình Dương là lãnh thổ “cận biên” của mình, và do đó, là khu vực tối mật thiết để bảo vệ an ninh quốc gia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng Thái Bình Dương đủ lớn để chứa cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng ông cũng nói rằng an ninh châu Á nên để người châu Á lo liệu. Điều này dấy lên một câu hỏi: Liệu ông Tập có nghĩ rằng Thái Bình Dương đủ lớn để Mỹ và Trung Quốc cùng tồn tại hòa bình với vai trò bạn bè và đối tác, hay khu vực này đủ lớn để phân chia hai cường quốc thành hai phạm vi đối đầu? Singapore và các nước châu Á - Thái Bình Dương đã có câu trả lời rõ ràng. Mặc dù các nước này không thể tác động mấy đến diễn biến Mỹ - Trung, họ hy vọng sẽ không bị buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT