Toàn cầu đang đối mặt khủng hoảng lương thực chưa từng thấy trong lịch sử. COVID-19 có thể tăng gấp đôi lượng người phải hứng chịu cảnh đói, lên đến con số 265 triệu vào cuối năm 2020.
Các chốt kiểm soát phòng dịch trên đường phố Ấn Độ sau lệnh phong tỏa toàn quốc từ đêm 25.3.2020. Ảnh: Shutterstock
Tại khu ổ chuột lớn nhất Nairobi, thủ đô Kenya, do tuyệt vọng trong khi chờ phân phát bột mì và dầu ăn, người xếp hàng đã gây ra vụ giẫm đạp dẫn đến hai người chết và nhiều người bị thương.
Ở Ấn Độ, hàng nghìn công nhân xếp hàng hai ngày một lần để nhận bánh mì và rau xào tạm qua cơn đói.
Khắp nơi ở Columbia, các hộ nghèo treo quần áo và cờ đỏ trên cửa sổ và ban công – ra dấu hiệu họ đang bị đói.
“Chúng tôi không có tiền, và giờ chúng tôi cần sống được trước đã”, theo lời Pauline Karushi, người đã mất việc tại một cửa hàng trang sức ở Nairobi, và sống trong căn hộ hai phòng cùng với con và bốn người họ hàng khác. “Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải ăn rất dè xẻn”.
Đại dịch virus Corona mang nạn đói đến hàng triệu người khắp thế giới. Các biện pháp phong tỏa toàn quốc và giãn cách xã hội đang làm khô kiệt nguồn việc làm và thu nhập, và có thể làm gián đoạn sản xuất và phân phối lương thực – khiến hàng triệu người lo lắng không đủ ăn.
COVID-19 đôi khi được gọi là đại dịch công bằng, vì cả người giàu lẫn người nghèo đều nhiễm bệnh như sau. Nhưng khi ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm, sự giống nhau này không còn. Chính người nghèo, chủ yếu ở các đất nước nghèo hơn, là người đang chịu cảnh đói và đối mặt với nguy cơ chết đói.
“Đại dịch COVID-19 chưa bao giờ công bằng”, theo Asha Jaffar, một tình nguyện viên phân phát thức ăn cho các gia đình ở khu ổ chuột Kibera thuộc Nairobi sau khi xảy ra vụ giẫm đạp chết người. “Đại dịch tiết lộ rất nhiều, kéo ngược tấm màn che dấu khoảng cách giàu nghèo và bộc lộ sự bất bình đẳng ở đất nước này sâu sắc đến mức nào.”
Trước đại dịch, vốn có đến 135 triệu người đang đối mặt với thiếu hụt lương thực trầm trọng. Giờ đây, 130 triệu người nữa có thể chịu cảnh đói vào năm 2020, theo Arif Husain, kinh tế trưởng tại Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), một cơ quan của Liên Hợp Quốc. Tổng cộng, dự đoán có 265 triệu người có thể bị đẩy đến bờ vực chết đói vào cuối năm nay.
“Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì tương tự trước đây”, ông Husain cho biết. “Ngay từ đầu nạn đói đã trầm trọng, nhưng đại dịch còn khiến tình hình nguy khốn chưa từng thấy”.
Thế giới từng trải qua vài trận khủng hoảng lương thực trầm trọng, nhưng những lần trước chỉ ở quy mô khu vực và do một vài yếu tố gây ra: thời tiết khắc nghiệt, suy giảm kinh tế, chiến tranh hoặc bất ổn chính trị.
Khủng hoảng lần này, theo các chuyên gia, mang quy mô toàn cầu và do một loạt các yếu tố đi kèm với đại dịch và sự gián đoạn trật tự kinh tế: hàng triệu người không đếm xuể đột ngột mất đi nguồn thu nhập chỉ vừa đủ ăn, sự sụt giảm của giá dầu, thiếu nguồn thu vững chắc từ ngành du lịch, lao động nhập cư nước ngoài không có thu nhập gửi về quê nhà, và các vấn đề vẫn đang tiếp diễn như biến đổi khí hậu, bạo lực, mất cân bằng dân số và các thảm họa nhân đạo.
Đăng nhập
* Đăng ký tài khoản để đọc bài viết ngay
* Hoặc nâng cấp tài khoản Premium để đọc toàn bộ bài viết trên trang nhaquanly.vn và tải báo cáo từ MIU https://special.themanager.vn/
BÁO CÁO SẮP RA MẮT