Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới?
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm, vì vậy, không thể áp dụng một quy trình đào tạo nhân viên chung cho tất cả các doanh nghiệp. Do đó, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình một quy trình đào tạo nhân viên phù hợp với đặc thù của công ty.
1. Giảm thiểu chi phí và thời gian đào tạo
Quy trình đào tạo nhân sự sẽ giúp nhân viên mới thích nghi công việc mới một cách nhanh chóng. Từ đó, giảm thiểu thời gian hướng dẫn cho người quản lý, nhân viên mới bắt nhịp với công việc và hòa vào dòng chảy công việc nhanh hơn.
2. Tối ưu năng lực bản thân và doanh số từ nhân viên
Xây dựng quy trình đào tạo, giúp nhân viên nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của mình. Biểu mẫu quy trình đào tạo nhân viên tại mỗi bộ phận cùng với những quy trình đào tạo nhân viên là khác nhau. Phát huy khả năng, chuyên môn nghiệp vụ của từng người sẽ tạo động lực hăng say làm việc, phát triển bản thân, nâng cao doanh số.
3. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh cùng phát triển
Quy trình đào tạo nhân viên có tác dụng khuếch tán lợi ích: nhân viên mới học hỏi từ những nhân viên có trình độ và kinh nghiệm. Nâng cao ý thức làm việc tập thể, tác phong nơi đông người, luôn niềm nở với khách hàng. Từ đó xây dựng môi trường làm việc lành mạnh cùng phát triển, tăng thêm sự hài lòng của khách hàng.
Xây dựng Quy trình đào tạo nhân viên mới trong 3 tháng đầu
Sau đây là chi tiết về quy trình đào tạo nhân sự cho nhân viên mới trong 3 tháng đầu.
Chẳng hạn:
Quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh: nội dung đào tạo xoay quanh kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp khách hàng, hiển thị và giải thích các báo cáo theo dõi KPI của một nhân viên kinh doanh hoặc của nhóm.
Nhân viên kế toán – tài chính: tập trung đào tạo kỹ năng, thái độ làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận trong việc ghi chép sổ sách, chứng từ và chịu trách nhiệm về các chứng từ mình đã làm.
Nhân viên cấp quản lý như trưởng nhóm ,trưởng bộ phận: Đây là bộ phận đầu não trong việc điều phối và xử lý công việc trong nhóm, phòng ban. Vì vậy, khi đào tạo nhân viên mới cho bộ phận này cần kích thích năng lực sáng tạo, điều phối, xử lý tình huống khôn khéo.
Tùy từng lĩnh vực hoạt động, tùy từng phòng ban, bộ phận mà chương trình đào tạo nhân viên sẽ khác nhau.
Ngày đầu tiên làm việc chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và thắc mắc liên quan đến công việc cũng như các chế độ của công ty. Nhà tuyển dụng trao đổi, giải đáp các thắc mắc của nhân viên, đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp tích cực của họ.
Quy trình đào tạo nhân viên mới sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Doanh nghiệp cần ghi chú lại để rút kinh nghiệm cho các buổi đào tạo nhân viên mới về sau. Đồng thời theo dõi sát sao từng nhân viên mới sau ngày đầu tiên đào tạo.
3. Sau một tháng làm việc
Doanh nghiệp, trưởng các bộ phận giao các công việc, đưa ra các yêu cầu cụ thể cho nhân viên mới. Qua đây, thấy được khả năng nắm bắt công việc, khả năng xử lý phát sinh trong công việc của nhân viên.
Ngoài những kiến thức trực tiếp đến công việc của từng nhân viên mới, doanh nghiệp cần cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản của các bộ phận khác có liên quan. Nắm bắt được công việc của các bộ phận khác sẽ giúp ích cho nhân viên mới trong việc xử lý các phát sinh cũng như phối kết hợp trong công việc đạt hiệu quả.
Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thì doanh nghiệp cũng xen kẽ các buổi huấn luyện cơ bản cho nhân viên mới. Chẳng hạn, huấn luyện về an ninh mạng như truy cập vào phần mềm nội bộ công ty, tham gia vào các nhóm làm việc chung trên mạng, bảo mật thông tin trên máy tính,…
4. Quy trình đào tạo nhân viên sau ba tháng làm việc
Tổ chức các buổi, các khóa đào tạo liên quan đến chuyên môn. Có thể có sự góp mặt của các trưởng bộ phận, các nhân vật có tiếng trong lĩnh vực đó.
Cung cấp các công cụ, tài liệu liên quan đến chuyên môn để nhân viên mới không ngừng học tập, phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Sau một thời gian làm việc, nhân viên mới có thể tham gia vào các buổi họp của bộ phận hoặc công ty. Lắng nghe, học hỏi từ và đóng góp ý kiến cho công ty.
Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho nhân viên mới theo đúng quy định pháp luật
Sau 3 tháng làm việc, chủ doanh nghiệp tổng kết và đánh giá quá trình làm việc của nhân viên mới trên các phương diện:
Từ đó, doanh nghiệp đưa ra đóng góp cụ thể cho từng nhân viên mới ở các bộ phận để nhân viên tiếp tục hoàn thiện, phát huy thế mạnh của mình. Đồng thời, khen thưởng những nhân viên mới xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ và kích thích năng lực sáng tạo làm việc trong mỗi người.
Để xây dựng và triển khai quy trình đào tạo nhân viên mới thành công, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng các phần mềm công nghệ vào công tác quản lý nhân sự nhằm tuyển chọn, đánh giá nhân viên từ vòng tuyển dụng đến khâu tiếp nhận nhân sự và theo dõi quá trình công tác của nhân viên đó trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Theo fastwork.vn
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/huong-dan-quy-trinh-dao-tao-nhan-vien-moi-trong-3-thang-dau-a9768.html