Tất tần tật về quy trình lập chiến lược Marketing bài bản

Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng

1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆN TẠI

Mục đích của phân tích này là:

• Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng

• Phân tích cạnh tranh: Ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiến lược của họ.

• Phân tích chiến lược Marketing hiện hành: Trong điều kiện môi trường mới, các chiến lược Marketing mix có còn phù hợp nữa không?

2. PHÂN TÍCH SWOT ( Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)

Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và thách thức (do môi trường mang lại), điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe d.ọa mới. Khi công ty nhận thức được về các cơ hội và thách thức, họ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe d.oạ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Do vậy, cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây:

• Xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường mang lại cho công ty

• Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của công ty

• Xác định vị thế thị trường hiện tại của công ty

Ví dụ: Đối với VNPT, trong giai đoạn hội nhập sẽ xuất hiện rất nhiều nhu cầu về thông tin liên lạc hiện đại từ nhiều đối tượng khác nhau: Các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan chính phủ, Quốc hội, các đoàn thể, các trường học, viện nghiên cứu, khách du lịch, nhân dân. Nguy cơ mới là sự cạnh tranh đa dạng và ngày càng gia tăng mạnh. Mặt khác, Đảng và Nhà nước chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu các ngành xây dựng lộ trình hội nhập.

Có thể phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trên bốn yếu tố sau đây:

Marketing, Tài chính, Sản xuất, Tổ chức và quản lý, Nhân sự.

3. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU MARKETING

Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau:

• Mục tiêu Marketing phải phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược của công ty.

• Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.

• Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể (Ví dụ : Hoà vốn sau 2 năm hoạt động).

• Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng

Thông thường mục tiêu Marketing là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần chiếm được, vị thế của công ty, vị thế của sản phẩm, mục tiêu tăng trưởng.

Ví dụ: Mở rộng tối đa thị phần, dẫn đầu thị trường, dẫn đầu về chất lượng, dẫn đầu về dịch vụ khách hàng, đạt lợi nhuận tối đa ¼ sau một thời gian nào đó.

Ví dụ: Mục tiêu của VNPT đến năm 2005:

– Đạt tốc độ tăng doanh thu bình quân năm là 8-10%/năm

– Tổng lợi nhuận trước thuế trong 5 năm là 25.299 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân là 9,03%/ năm.

– Tổng số máy điện thoại đến 2005 đạt 7 triệu máy, mật độ 7 máy/100 dân, trong đó điện thoại cố định chiếm 60%, điện thoại di động chiếm 40%, đưa máy điện thoại đến 100% số xã.

– Về thị phần: Chiếm 70% thị phần đối với các dịch vụ gia tăng, 50% thị phần đối với dịch vụ Internet, 85% đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản, 75% thị phần đối với dịch vụ điện thoại di động, 30-40% thị phần đối với các dịch vụ bưu chính mới (chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh…).

4. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm mới của công ty.

Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sản phẩm của công ty định triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó.

5. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP

Marketing hỗn hợp là tập hợp các chiến lược Marketing bộ phận mà công ty có thể chủ động kiểm soát để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm thực hiện các mục tiêu Marketing.

a) Chiến lược sản phẩm

Bao gồm việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tên gọi, nhãn hiệu, bao bì, các đặc tính, các dịch vụ khách hàng.

b) Chiến lược giá cả

Bao gồm việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, xác định phương pháp định giá, xác định chiến lược giá.

c) Chiến lược phân phối

Bao gồm việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian trong kênh, lựa chọn phương thức vận chuyển…

d) Chiến lược xúc tiến (hay truyền thông Marketing)

Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông, lựa chọn các phương tiện truyền thông.

Cùng với các chiến lược trên là hệ thống các biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Ví dụ: Các chiến lược Marketing của VNPT đến năm 2005:

– Chuyển mạnh sang tư duy “hướng về khách hàng”

– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

– Đa dạng hoá các dịch vụ

– Tăng cường công tác b.án h.àng và chăm sóc khách hàng

– Phân định rõ hoạt động kinh doanh và công ích theo loại sản phẩm, dịch vụ, khu vực thị trường, đối tượng khách hàng.

– Xác định sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh; các sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh thấp để có chính sách đầu tư hợp lý; sản phẩm, dịch vụ công ích cần được nhà nước hỗ trợ.

– Từng bước chủ động quyết định chính sách giá trên cơ sở quan hệ cung cầu, mức độ cạnh tranh và chi phí sản xuất, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi, có tính đến tương quan khu vực và quốc tế với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Áp dụng nhiều mức giá, khung giá của từng loại dịch vụ cho từng đối tượng khách hàng thuộc từng vùng thị trường khác nhau và thời gian phục vụ khác nhau.

– Thiết lập một hệ thống b.án h.àng hiện đại, rộng khắp, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ và có khả năng khai thác, phát triển thị trường tiềm năng bưu chính viễn thông.

– Đẩy mạnh qu.ảng c.áo, tuyên truyền, xây dựng hình ảnh một Tập đoàn BCVT hàng đầu Việt Nam. Từng bước xây dựng chuẩn mực phục vụ khách hàng. Hoàn thiện bộ máy, quy trình chăm sóc khách hàng theo vùng thị trường và loại khách hàng.

– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng thông qua các chương trình qu.ảng c.áo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng có quy mô lớn.

tat-tan-tat-ve-quy-trinh-lap-chien-luoc-marketing-bai-ban1jpeg-1661599672.crdownload
 

6. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ DỰ BÁO NGÂN SÁCH

Chương trình hành động có vai trò đảm bảo cho kế hoạch Marketing của công ty được thực hiện. Xây dựng chương trình hành động là biến các chiến lược Marketing thành các chương trình hành động cụ thể. Chương trình hành động trả lời các câu hỏi sau:

• Cái gì sẽ được thực hiện?

• Khi nào thực hiện?

• Ai chịu trách nhiệm thực hiện gì?

• Tổng kinh phí thực hiện?

Để thực hiện các chiến lược Marketing cần phải có ngân sách. Dự đoán ngân sách – kết quả tài chính dự kiến của kế hoạch Marketing được thực hiện dựa trên số lượng bán dự kiến:

Doanh số dự kiến = Giá bán bình quân x Số lượng bán dự kiến

Lợi nhuận dự kiến = Doanh số dự kiến – Tổng chi phí dự kiến

7. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ KIỂM TRA QUY TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Chú ý:

Quá trình quản trị Marketing là một bộ phận cấu thành của quá trình quản trị chung của công ty. Quản trị chiến lược trong một công ty định hướng thị trường bao gồm 3 cấp:

• Quản trị chiến lược cấp Tổng công ty: Liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực cho các đơn vị kinh doanh (Business Units) của Tổng công ty.

• Quản trị chiến lược kinh doanh: Thực hiện ở từng đơn vị kinh doanh trong Tổng công ty.

• Quản trị chiến lược cho các chức năng (Marketing, nhân sự): Liên quan đến chiến lược cho từng chức năng riêng trong Tổng công ty.

TS Nguyễn Thượng Thái

Link nội dung: https://nhaquanly.vn/tat-tan-tat-ve-quy-trinh-lap-chien-luoc-marketing-bai-ban-a8776.html