Trong hầu hết các tổ chức, việc lập chiến lược là một thứ gì đó vô cùng “cao siêu” mà chỉ có những người lãnh đạo và quản lý cấp cao mới đủ tầm để xây dựng lên. Những chiến lược được xây dựng từ ban điều hành và lãnh đạo cấp cao được “chảy” xuống các cấp trong tổ chức theo kiểu thác nước. Bất kể những bộ não vĩ đại cấp cao đó đã bỏ bao nhiêu thời gian và nỗ lực, bất kể chiến lược to lớn đến thế nào thì hầu hết nhân viên không biết hoặc không hiểu chiến lược mà họ phải tuân theo (ở một số nơi con số này lên tới 95%).
Thậm chí có những tổ chức, nhóm lãnh đạo cũng không nhớ chiến lược và ưu tiên hàng đầu của họ là gì. Hôm trước, một vị Chủ tịch của một tập đoàn đã nói với tôi: “Chiến lược được lập ra từ đầu năm rất to tát hoành tráng, nhưng đến tôi cũng chẳng nhớ mình đã đưa vào đó những gì. Hầu như không có gì trong chiến lược thực sự kết nối với những hoạt động đang diễn ra hàng ngày.”
Nghe quen quen? Vậy vấn đề nằm ở đâu?
Tôi thấy vấn đề nằm ở chỗ những người lãnh đạo của các tổ chức luôn nghĩ rằng họ chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược và người của họ chỉ việc làm theo nó. Họ không hiểu rằng bản chất của con người là thích tự do và tự chủ. Chúng ta không muốn ai bảo mình phải làm gì, chúng ta muốn được thể hiện bản thân, được đưa ra ý kiến, được chủ động. Chưa kể, mọi người không thể làm tốt bất kỳ điều gì nếu họ không hiểu làm nó như thế nào và vì sao phải làm việc đó.
Đó là những lý do mà khi tư vấn cho các tổ chức chúng tôi thường áp dụng open management và inviting leadership (thông qua nhiều phương pháp cộng tác cộng đồng khác nhau như: Open Space Technology, World Cafe, Lean Coffee, Hackathon…) để mời mọi người trong tổ chức tham gia cùng xây dựng chiến lược hay cùng tìm ra giải pháp giải quyết những vấn đề của tổ chức.
Khi mọi người cùng xây dựng, cùng sở hữu chiến lược/vấn đề, họ sẽ có xu hướng làm được và làm tốt. Ngoài việc tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc xây dựng chiến lược ra, việc thực thi trở nên nhịp nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều, vì những lý do:
Tôi thấy kết quả thay đổi nằm ở một số điểm sau:
CEO của một tập đoàn khác thì không khỏi ngạc nhiên: “Chưa bao giờ đội ngũ lãnh đạo chỉ đứng ngoài quan sát anh em xây dựng chiến lược, hoá ra khi chúng ta tin tưởng và tạo cơ hội cho nhân viên, họ đã tạo ra kết quả thực sự bất ngờ.”
Nếu bạn là lãnh đạo hay quản lý, hãy cởi mở để học hỏi, để buông vô lăng, để MỜI người của bạn cùng tham gia lãnh đạo. Bạn sẽ có được kết quả tốt hơn nếu dám thử những cách làm việc tốt hơn, chỉ cần bạn dũng cảm trao niềm tin vào những người của bạn.
Về tác giả:
Dr Cherry Vũ (TS Vũ Anh Đào) CEO của công ty tư vấn toàn cầu Teal Unicorn, Two Hills có trụ sở chính tại New Zealand.
Dr Cherry Vũ là một nhà lãnh đạo tư tưởng quốc tế về doanh nghiệp linh hoạt. Chị là một trong 100 người phụ nữ trên thế giới có đóng góp lớn trong lĩnh vực Lean và Agile toàn cầu. Chị cũng là diễn giả quen thuộc trong các hội nghị quốc tế lớn trong lĩnh vực quản lý linh hoạt. Dr Cherry Vũ là nhà sáng lập và lãnh đạo của Business Agility Vietnam. Chị đi đầu trong việc đưa các khái niệm về doanh nghiệp linh hoạt vào Việt Nam và giúp cộng đồng doanh nghiệp trong nước áp dụng chúng.
Cherry đã và đang rất thành công trong việc tư vấn và huấn luyện nhiều tổ chức và doanh nghiệp chuyển đổi từ những cách làm việc và quản lý truyền thống sang những cách thức tiên tiến nhất đạt hiệu quả cao. Dr Cherry Vũ là đồng sáng lập và quản trị cộng đồng cha mẹ nuôi dạy con cấp tiến "Đồng hành cùng con tuổi dậy thì" hiện có vài chục ngàn thành viên.
Link nội dung: https://nhaquanly.vn/vi-sao-cac-to-chuc-that-bai-trong-viec-thuc-hien-chien-luoc-a8436.html